Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gỡ khó cánh đồng liên kết

Gỡ khó cánh đồng liên kết
Ngày đăng: 28/11/2015

Sau hơn 3 năm thực hiện đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, có thể nói cái được lớn nhất của Đồng Tháp là đã hình thành hàng trăm CĐLK với diện tích gần 25.000 ha. Sản lượng lúa hàng hóa cung ứng ra thị trường từ CĐLK ước khoảng 500.000 tấn/năm.

Việc hình thành các chuỗi liên kết trong SX và tiêu thụ lúa hàng hóa đang được các địa phương tăng tốc thực hiện với nhiều hình thức.

Liên kết giữa DN SX cung ứng giống lúa với các THT, HTX; liên kết giữa các DN SX cung ứng phân bón, thuốc BVTV với các THT, HTX.

Hầu hết các DN ứng đầu vào đều chấp nhận đầu tư trước cho nông dân sau khi thu hoạch sau 4 tháng sẽ thanh toán, DN sẽ không tính lãi. Liên kết giữa các DN bao tiêu lúa hàng hóa với các THT, HTX.

Đây là mô hình liên kết không ghép lại thành một chuỗi SX từ đầu vào đến đầu ra khép kín...

Cty Lương thực Đồng Tháp đang chủ trì triển khai thực hiện chuỗi liên kết khép kín từ đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm.

Các DN đầu vào cung ứng giống lúa xác nhận, phân bón, thuốc BVTV gồm Cty CP Giống cây trồng Đồng Tháp, Cty TNHH Phạm Hoàng, Cty CP Đầu tư Hợp Trí.

DN bao tiêu lúa hàng hóa là Cty Lương thực Đồng Tháp.

Đã có nhiều CĐLK thực hiện có hiệu quả chuỗi liên kết khép kín như HTX Tiến Cường (xã Phú Cường - Tam Nông) xây dựng cánh đồng 400 ha, HTX Đức Huệ (xã Mỹ Quý - Tháp Mười) 300 ha, THT Mỹ Hòa (xã Mỹ Hòa - Tháp Mười) 150 ha...

Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện các mô hình đã phát sinh một số vướng mắc, như tiến độ xây dựng CĐLK còn chậm do nông dân SX lúa manh mún, từ 2-3 công đất.

Do đó, việc tích tụ ruộng đất cần phải được nhà nước đưa ra nhiều giải pháp tích cực thúc đẩy hơn nữa. Việc xây dựng CĐLK sẽ được thực hiện nhanh hơn đối với những vùng có nhiều nông dân sử dụng từ 2-3 ha trở lên.

Thậm chí, có nhiều nông dân sở hữu trên 10 ha, chỉ cần 10 hộ nông dân sẽ hình thành CĐLK với diện tích trên 100 ha.

Các THT, HTX đã hình thành CĐLK khi họp dân để triển khai chủ trương SX thì nhiều người chỉ nhận lúa giống xác nhận để SX nhưng không đồng ý nhận phân bón, thuốc BVTV do DN chủ trì chuỗi liên kết chỉ định hoặc nhiều trường hợp không chịu nhận giống lúa xác nhận mà để họ tự lo...

Do đó, một số CĐLK không thể ký hợp đồng với DN bao tiêu sản phẩm đầu ra như HTX Phú Thọ (Tam Nông), Tân Phú (Thanh Bình), Tân Hội Trung, Mỹ Hội (Cao Lãnh), Bình Thạnh Trung (Lấp Vò).

Thị trường lúa gạo Đồng Tháp còn khó khăn trên bước đường hội nhập, cần phải đột phá trong việc thực hiện tái cơ cấu thông qua các mô hình xây dựng CĐLK.

Việc tháo gỡ những vướng mắc, rào cản trên đường XK lúa gạo chỉ là vấn đề thời gian.

Một số DN không đủ nhân lực và phương tiện để tổ chức tiếp nhận lúa tươi của nông dân giao tại ruộng (giao tại bờ kênh gần nơi thu hoạch).

Do đó, các HTX phải đảm nhiệm dịch vụ vận chuyển lúa hàng hóa đến kho của DN.

Đa phần nông dân đã quen việc cân lúa cho thương lái tại ruộng nên việc đến kho Cty cân nhập kho rất ít người chấp nhận.

Để giải quyết những khó khăn trong CĐLK, từ vụ ĐX 2015-2016, ngành nông nghiệp tỉnh, chính quyền các địa phương và các DN cung ứng đầu vào, bao tiêu lúa hàng hóa nên xem xét cùng nhau tháo gỡ.

Trước mắt các DN cung ứng đầu vào cần có những cam kết mạnh mẽ về chất lượng sản phẩm.

Đồng thời nên xây dựng mặt bằng giá cung ứng mềm, giảm một phần lợi nhuận để tạo niềm tin và sự phấn khởi khi nông dân bước vào thực hiện mô hình SX mới.

Việc giao nhận lúa hàng hóa giữa DN và nông dân cần linh hoạt hơn, có thể DN tự lo phương tiện, bố trí nhân lực giao nhận một phần diện tích, phần còn lại THT, HTX làm dịch vụ cân lúa của nông dân để vận chuyển đến giao tại kho DN.

Vấn đề hao hụt qua 2 đầu cân thì DN nên hỗ trợ một phần chi phí để THT, HTX không bị thiệt hại khi tiếp nhận lúa của nông dân tại ruộng.

Cần chọn một số DN có năng lực thật sự, có uy tín trên thương trường lúa gạo làm đơn vị chủ lực để định hướng cho các THT, HTX ký kết hợp đồng bao tiêu lúa hàng hóa, tiến tới từng bước giảm dần việc tiêu thụ lúa gạo nguyên liệu thông qua thương lái.

Cần quy hoạch những vùng chuyên canh lúa cấp thấp phục vụ XK gạo 15% tấm, 20% tấm, 25% tấm như các huyện phía Nam Sông Tiền (hiện trên 80% diện tích SX lúa IR50404);

Vùng SX lúa chất lượng cao XK gạo 5%, 10% tấm như các loại giống OM 5451, OM 6976, OM 4900; vùng chuyên SX lúa thơm Nàng Hoa 9, VD20, JASMINE 85 ở các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Tam Nông, Thanh Bình…


Có thể bạn quan tâm

Đức giúp Việt Nam bảo tồn rừng và hệ sinh thái ven biển Đức giúp Việt Nam bảo tồn rừng và hệ sinh thái ven biển

Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa ký thỏa thuận với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ thực hiện 2 chương trình hợp tác kỹ thuật mới: Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái.

20/08/2015
Tạo cơ chế mở cho nông dân trồng lúa Tạo cơ chế mở cho nông dân trồng lúa

Ngày 22-7 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị đánh giá lại kết quả sau 2 năm triển khai đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt.

20/08/2015
Bộ NN-PTNT hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng cây mắc ca Bộ NN-PTNT hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng cây mắc ca

Ngày 6-8, thông tin từ Bộ NN-PTNT cho biết, đã ban hành “Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật trồng, nhân giống, chăm sóc, thu hái trái và sơ chế hạt cây mắc ca”. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho cây mắc ca phát triển tại Việt Nam.

20/08/2015
Bấp bênh hạt muối Ninh Hòa Bấp bênh hạt muối Ninh Hòa

Hòn Khói, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) không chỉ nổi danh với những cánh đồng muối lớn nhất miền Trung, mà còn là điểm du lịch có tiếng...

21/08/2015
Sản phẩm cá tra vào Walmart Sản phẩm cá tra vào Walmart

Walmart sẽ nhập khẩu phân phối các loại sản phẩm cá tra trong toàn hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Mỹ.

21/08/2015