Thu nhập tăng lên hơn 40 triệu đồng/năm nhờ nông thôn mới
Tại kỳ họp, ông Hứa Ngọc Thuận- Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, khẳng định đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), khi triển khai thành phố có 56 xã thuộc 5 huyện tổ chức xây dựng, hiện đã có 50/56 xã đạt 19/19 tiêu chí, 6 xã còn lại đạt 18/19 tiêu chí. Đến cuối tháng 8.2015, sẽ tổ chức lễ công bố hoàn thành việc xây dựng NTM.
Theo đánh giá của ông Thuận “Đề án xây dựng NTM đã tạo sự đồng thuận, ủng hộ và phát huy sức dân trong quá trình xây dựng. Cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, góp phần thu hút đầu tư trong cộng đồng. Xuất hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, có thể nhân rộng như hoa lan, cây kiểng, cá cảnh…, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập (bình quân 40,44 triêu đồng/người/năm, gấp 2,33 lần khi xây dựng đề án). Đời sống vật chất, tinh thần tại khu vực nông thôn không còn quá cách biệt so với nội thành, nhân dân ngày một hưởng thụ nhiều hơn đời sống văn hóa, môi trường xanh, sạch”- ông Thuận nói.
Với việc 56/56 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đồng nghĩa TP.HCM sẽ trở thành địa phương đầu tiên của cả nước cán đích NTM. Đối với các Khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), cũng theo ông Thuận, hiện thành phố tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 xây dựng các dự án: khu nuôi trồng thủy sản CNC tại huyện Cần Giờ; khu NNCNC tại huyện Củ Chi; mở rộng 23ha tại xã Phước Vĩnh An (Củ Chi); mở rộng về lĩnh vực chăn nuôi tại huyện Bình Chánh.
Ngoài lĩnh vực nông nghiệp, kỳ họp lần này cũng bàn thảo nhiều vấn đề dân sinh. Nhiều đại biểu cho rằng đến nay người dân vẫn chưa được dùng nước sạch nhất là vùng nông thôn. UBND thành phố cần khảo sát lại cho chính xác và cần loại bỏ bênh thành tích trong lĩnh vực này.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 23/4, bà Trần Thị Minh Thể, thuộc Công ty TNHH Thu mua hải sản Cường Hữu (TP Hồ Chí Minh) cho biết công ty đang thu mua tôm hùm thương phẩm ở Vũng Rô (xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa) với giá 1,2 triệu đồng/kg tôm loại 1 và 1 triệu đồng/kg tôm loại 2 và loại 3, thấp hơn tuần trước 100.000-150.000 đồng/kg.
Tính đến ngày 20-4-2012, các chủ ao đầm thuộc các xã vùng triều huyện Quảng Xương (tập trung chủ yếu ở các xã Quảng Chính, Quảng Trung, Quảng Khê) đã thả 47,3 triệu con tôm sú giống trên tổng diện tích ao nuôi 750 ha, đạt 100% kế hoạch thả nuôi tôm sú nước lợ vụ xuân-hè năm 2012. Nhìn chung, bà con trong huyện đã tập trung cải tạo ao đầm đúng hướng dẫn kỹ thuật và tuân thủ lịch thời vụ thả tôm. Hiện tại, diện tích tôm sú mới thả nuôi sinh trưởng, phát triển tốt. Vào thời điểm này, các đơn vị và chủ ao đầm đang tiến hành thả nuôi 30 ha tôm he chân trắng. Nét mới là UBND huyện Quảng Xương đã đầu tư 2 mô hình nuôi tôm he chân trắng trên diện tích 4 ha tại xã Quảng Lưu và Quảng Trung nhằm hỗ trợ bà con tham quan, học tập, chuyển giao kỹ thuật, tổng kết rút kinh nghiệm để mở rộng diện tích nuôi tôm he chân trắng theo hình thức thâm canh mới trong năm tới.
Gia đình của anh Tống Văn Phong (SN 1962) ngụ ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung vươn lên làm giàu từ cây quýt đường. Nhiều người dân địa phương đã phong cho anh danh hiệu “vua quýt đường Tư Phong”.
Nuôi vịt là một trong những nghề có lãi nhưng nhiều rủi ro, bất trắc do thường xảy ra dịch bệnh phức tạp trong đó có dịch cúm H5N1. Thế nhưng, hơn 13 năm gắn bó với nghề nuôi vịt, anh Nguyễn Văn Hùng, chủ trại vịt Việt Hưng (ấp Long Yên, xã Long Thành Nam, huyện Hoà Thành) vẫn trụ vững với nghề bằng mô hình nuôi vịt theo hướng trang trại khép kín kết hợp nuôi cá.
Sau gần một tháng trời lênh đênh, đón giao thừa trên biển, hàng chục tàu cá của ngư dân Phú Yên đã tấp nập về bến ngày 24-1 (mùng 2 tết, mang theo “lộc biển” đầu năm: hàng trăm tấn cá ngừ đại dương.