Thu nhập tăng lên hơn 40 triệu đồng/năm nhờ nông thôn mới

Tại kỳ họp, ông Hứa Ngọc Thuận- Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, khẳng định đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), khi triển khai thành phố có 56 xã thuộc 5 huyện tổ chức xây dựng, hiện đã có 50/56 xã đạt 19/19 tiêu chí, 6 xã còn lại đạt 18/19 tiêu chí. Đến cuối tháng 8.2015, sẽ tổ chức lễ công bố hoàn thành việc xây dựng NTM.
Theo đánh giá của ông Thuận “Đề án xây dựng NTM đã tạo sự đồng thuận, ủng hộ và phát huy sức dân trong quá trình xây dựng. Cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, góp phần thu hút đầu tư trong cộng đồng. Xuất hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, có thể nhân rộng như hoa lan, cây kiểng, cá cảnh…, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập (bình quân 40,44 triêu đồng/người/năm, gấp 2,33 lần khi xây dựng đề án). Đời sống vật chất, tinh thần tại khu vực nông thôn không còn quá cách biệt so với nội thành, nhân dân ngày một hưởng thụ nhiều hơn đời sống văn hóa, môi trường xanh, sạch”- ông Thuận nói.
Với việc 56/56 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đồng nghĩa TP.HCM sẽ trở thành địa phương đầu tiên của cả nước cán đích NTM. Đối với các Khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), cũng theo ông Thuận, hiện thành phố tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 xây dựng các dự án: khu nuôi trồng thủy sản CNC tại huyện Cần Giờ; khu NNCNC tại huyện Củ Chi; mở rộng 23ha tại xã Phước Vĩnh An (Củ Chi); mở rộng về lĩnh vực chăn nuôi tại huyện Bình Chánh.
Ngoài lĩnh vực nông nghiệp, kỳ họp lần này cũng bàn thảo nhiều vấn đề dân sinh. Nhiều đại biểu cho rằng đến nay người dân vẫn chưa được dùng nước sạch nhất là vùng nông thôn. UBND thành phố cần khảo sát lại cho chính xác và cần loại bỏ bênh thành tích trong lĩnh vực này.
Related news

Là loài cá đặc sản được ưa chuộng nhưng hiện nay, việc tìm đầu ra cho cá sặc bổi gặp khó khăn. Đến kỳ thu hoạch cá sặc bổi, nông dân liên hệ nhiều lần nhưng thương lái vẫn không thèm đến...

Sau nhiều năm bám ruộng độc canh cây lúa nhưng kinh tế gia đình vẫn không khá, anh Lê Minh Sỹ (khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) tự tìm tòi, áp dụng thành công mô hình nuôi ếch cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Song, quy mô sản xuất nhỏ và khâu quản lý, tuyển chọn cá bố mẹ chưa hợp lý nên phần nào ảnh hưởng xấu đến chất lượng di truyền lâu dài. Chủ nhiệm đề tài còn tìm được cá rô đồng đầu vuông có thể lai tạo với cá rô thường nên không thể bảo tồn được nguồn gien trong điều kiện tự nhiên.

Được sự hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật từ các đơn vị tài trợ, trực tiếp là Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển có 741 hộ dân tham gia đăng ký thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái, với diện tích 2.695 ha. Trong thời gian thực hiện mô hình, những hộ dân này đã được Ban quản lý dự án thường xuyên tập huấn về các quy trình kỹ thuật nuôi tôm, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, việc khai thác tôm nuôi…

Theo anh Nguyễn Trung Ồ (thôn Tân Thành, xã Quảng Công), đội thuyền của anh bình quân mỗi ngày đánh bắt trên 3 tạ ruốc và cá khoai. Sau khi trừ chi phí, ngư dân đi bạn được chia 800.000 - 1,5 triệu đồng/người/ngày.