Thu Nhập Hơn 300 Triệu Đồng/năm Từ Nuôi Thỏ

Anh Phạm Văn Túy ở thôn Văn Hanh, xã Lê Lợi (Kiến Xương - Thái Bình) là người say mê với việc chăn nuôi. Năm 2012, qua tìm hiểu, thấy thỏ dễ nuôi, ít dịch bệnh, chi phí đầu tư thấp, đầu ra ổn định, anh quyết định mua 20 con thỏ giống về nuôi thử nghiệm và tự nhân giống. Từ 20 con ban đầu, chỉ sau 2 năm anh đã có 300 ô chuồng nuôi 120 con thỏ đẻ, 600 - 700 thỏ con, có thời điểm lên tới hơn 1.000 thỏ con.
Thỏ được nuôi chủ yếu là các giống thỏ New Zealand, thỏ lai Hungari cho hiệu quả và giá trị kinh tế cao. Anh Túy chia sẻ: Thỏ là giống phàm ăn, thức ăn chủ yếu là cỏ VA06 (cỏ voi) và rau muống sạch, phơi khô, ăn bổ sung thêm cám công nghiệp.
So với nhiều con vật nuôi khác, nuôi thỏ nhàn hơn, chi phí đầu tư thấp, quay vòng vốn nhanh, lãi cao. Trung bình 1,5 tháng thỏ sinh sản 1 lứa, một năm từ 7 - 8 lứa, một thỏ mẹ sinh từ 6 - 7 thỏ con/lứa. Sau 3 tháng nuôi, thỏ đạt từ 2 - 2,5kg/con, có thể xuất bán với giá trung bình từ 85.000 - 90.000 đồng/kg đối với thỏ thịt và từ 110.000 - 120.000 đồng/kg đối với thỏ sinh sản.
Anh Túy cho biết thêm: Khi nuôi thỏ, 6 tháng phải tiêm phòng vắc-xin bại huyết một lần, thường xuyên phun hóa chất tiêu độc khử trùng, giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, thông thoáng, theo dõi sức khỏe của thỏ, nắm bắt, phát hiện những dấu hiệu sức khỏe bất thường để có hướng điều trị kịp thời.
Thời điểm giao mùa, nhất là những tháng cuối năm, thời tiết thay đổi, sức đề kháng của thỏ giảm, thỏ hay bị nhiễm một số bệnh như tụ huyết trùng, cầu trùng lây qua đường thức ăn, bởi vậy phải cho thỏ ăn rau, cỏ sạch, phơi khô sẽ hạn chế được dịch bệnh.
Thỏ mẹ chịu rét tốt nhưng chuồng trại vẫn cần che chắn tránh gió hướng Bắc, thỏ con mới sinh phải cho vào hộp có lót cỏ hoặc vải ấm để bảo đảm sức khỏe. Do nắm được kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi cùng với sự cẩn thận nên đàn thỏ gia đình anh Túy nuôi luôn sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, đạt hiệu quả cao. Doanh thu từ bán thỏ của gia đình anh khoảng 25 - 30 triệu đồng/tháng, trừ chi phí còn lãi từ 8 - 9 triệu đồng/tháng.
Với sức trẻ và niềm đam mê, anh Phạm Văn Túy đã góp phần đa dạng con vật nuôi, nâng cao giá trị chăn nuôi của xã. Ðồng thời, anh còn luôn động viên, chia sẻ và giúp đỡ nhiều bạn trẻ cùng vươn lên làm kinh tế, cải thiện đời sống. Hiện anh đang kết hợp nuôi 100 con chim bồ câu lai Pháp, chủ động nhân giống và nuôi thử nghiệm, nếu kết quả khả quan sẽ tăng đàn và nhân rộng mô hình này.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên heo. Hiện tại, ngành đang tập trung chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm…

Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận (Sở Nông nghiệp & PTNN), tính từ đầu năm 2015 đến ngày 31/7, tổng sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 98.201 tấn, bằng 52% kế hoạch năm. Nhìn chung hoạt động đánh bắt trên biển thời gian qua của bà con ngư dân địa phương còn gặp khó khăn, nhất là trong quý I do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên tình trạng tàu nằm bờ khá phổ biến. Kể từ tháng 4 trở lại đây thì thời tiết thuận lợi hơn, do vậy các phương tiện tàu thuyền đã có điều kiện vươn khơi bám biển, đẩy mạnh khai thác vụ cá Nam.

Trồng giống cà tím “Cơm Xanh”, nhưng đến lúc thu hoạch lại bị biến thành giống cà “ngũ sắc”, nhiều hộ dân ở huyện Đông Anh, Hà Nội đã rơi vào tình cảnh trắng tay.

Từ khu đất thùng vũng đấu thầu cách đây hơn 10 năm, anh Lê Đình Hưởng, khu 4, xã Trung Thịnh, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đã gây dựng được trang trại tổng hợp cho doanh thu vài tỷ đồng mỗi năm.

Mô hình nuôi cá mụ cọp bằng lồng bè được quản lý và chăm sóc chặt chẽ, cá nuôi phát triển tốt, tại các điểm xây dựng mô hình cá có tỷ lệ sống trên 70%, đạt hiệu quả kinh tế, năng suất cao, có khả năng nhân rộng.