Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ Thuật Ấp Trứng Gà Bằng Đèn Dầu

Kỹ Thuật Ấp Trứng Gà Bằng Đèn Dầu
Ngày đăng: 17/05/2012

Chọn trứng: Chọn trứng tốt từ những đàn gà đã trưởng thành, khỏe mạnh, không có biểu hiện bị nhiễm bệnh. Trứng phải đạt khối lượng 60-70g/quả, hình trái xoan cân đối, vỏ chắc, bóng mịn, không bị dập nứt; không chọn những quả có vết bẩn của phân hay máu; không rửa hay lau chùi vết bẩn trên vỏ để tránh mất phấn (màng bảo vệ); khi soi qua ánh sáng hoặc đèn thấy lòng đỏ gọn và sẫm màu. Thu trứng ngay sau khi đẻ đem cho ấp luôn là tốt nhất. Nếu phải để lại thì xếp vào khay nhẹ nhàng, bảo quản nơi thoáng mát (nhiệt độ trong phòng không được quá 25độC sẽ giữ trứng được 3-5 ngày; nếu cao hơn 25độC, chỉ nên giữ trong 2 ngày rồi đem vào ấp, không được để lâu).

Dụng cụ và phòng ấp:
- Lò ấp (hay còn gọi là pho nóng mẹ) được xây bằng gạch đơn dài từ 4-8m, rộng 1,5m, cao 0,9m, phía dưới lò có cửa nhỏ (30 x 20cm) để đặt các đèn dầu. Lớp sàn bằng tôn đặt cách đáy 30cm để đỡ các pho nóng con đồng thời nhận và tỏa nhiệt đều trong pho.

- Pho nóng con: Gồm các bồ, sọt được đan bằng nứa hay quây bằng cót có đường kính 60-80cm dùng để đựng trứng trong khi ấp. Các pho nóng con được đặt trong pho nóng mẹ bên trên giá tôn. Mỗi pho nóng con nên có 1 cửa nhỏ để đặt đèn dầu. Đèn dầu có tác dụng cung cấp, giữ và nâng nhiệt của các pho ấp lên nhiệt độ yêu cầu.

- Pho lạnh là các khay gỗ hình chữ nhật có thành cao 15-20cm, hoặc có thể dùng những chiếc nong có đường kính khoảng 2m. Pho lạnh được đặt trực tiếp trên nền nhà sau khi đã rải một lớp trấu khô 3-5cm và trải chiếu lên trên, xung quanh tủ trấu để giữ nhiệt. Trứng được ấp ở các pho nóng khoảng 12 ngày thì lấy ra xếp vào các khay pho lạnh.

- Túi lưới đựng trứng: Dùng các túi lưới bằng sợi hoặc nilon để đựng trứng (mỗi tuí khoảng 30 quả) để thuận tiện cho việc nhấc trứng ra, đưa trứng vào trong quá trình đảo trứng.

Kỹ thuật ấp:
- Đem phơi trứng dưới nắng nhẹ 1 giờ để nhanh chóng có nhiệt độ cần thiết trước khi đưa vào lò ấp. Chú ý khi phơi nên dùng vải màn phủ lên mặt và đảo một vài lần để trứng nóng đều ở mọi vị trí. Cho trứng vào túi lưới (30 quả/túi) và đặt vào pho nóng con cho tới khi đầy. Chú ý không thắt miệng túi để khi đặt trứng vào pho nóng con, trứng sẽ dàn đều thành lớp. Đặt các pho nóng con vào pho nóng mẹ, cách thành 20cm, cách nhau 10cm. Đổ đầy trấu vào khoảng cách giữa các pho nóng con để giữ nhiệt. Phủ mền chăn bông lên miệng pho nóng mẹ để giữ nhiệt (chỉ nên để vài lỗ thông hơi trong pho).

- Đốt khoảng 20 cái đèn dầu cho cháy ổn định khi không còn khói đen thì đem đặt dưới các pho nóng con sao cho nhiệt tỏa đều từ dưới đáy lên miệng pho mẹ. Luôn giữ nhiệt độ trong pho từ 37,5-38độC. Cứ 4 giờ lại đảo trứng 1 lần, lớp dưới đưa lên trên, lớp trong đưa ra ngoài và ngược lại cho trứng nóng đều nhau. Sau 2 ngày đầu với mùa hè, 4 ngày với mùa đông, khi thấy nhiệt độ trong pho ổn định thì vặn nhỏ đèn. Đặt một số đĩa đựng bông có thấm nước hoặc khăn ướt bên cạnh các đèn dầu để luôn có độ ẩm ổn định từ 65-70%.

- Sau khi ấp được 12 ngày thì chuyển trứng sang pho lạnh, đặt nghiêng quả trứng 45độ, đầu to lên trên rồi phủ mền, chăn lên trên để luôn duy trì nhiệt độ từ 36,5-37độC. Làm mát trứng bằng cách đảo trứng 6 lần/ngày. Vào những ngày cuối, khi trứng sắp nở có thể phun thêm nước ấm 37độC để gà nở nhanh, không bị sát vỏ. Sau 21 ngày thì trứng nở, định kỳ 4-5 giờ bắt những con mới nở, khô lông ra 1 lần. Nhặt vỏ trứng, trứng ung không nở đưa ra khỏi pho. Cho gà con mới nở vào hộp chuyên dùng, mỗi hộp đựng từ 100-200 con. Sau khi nở 10-12 giờ có thể xuất bán được. Nếu chưa xuất bán, cần giữ gà con trong phòng kín, ấm áp, tránh bị gió lùa. Với phương pháp ấp thủ công bằng đèn dầu tỷ lệ gà nở đạt 75-80%.

Có thể bạn quan tâm

Cẩn Thận Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Cẩn Thận Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Ở những vùng ngọt ổn định, cây lúa được chuyên canh 3 vụ/năm, là nơi nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Trung bình, cứ 10 ngày là bà con phải phun xịt thuốc một lần. Vì thế, chuyện nông dân ngộ độc thuốc BVTV là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào nông dân cũng phát hiện mình bị ngộ độc.

29/01/2015
Vũng Liêm (Vĩnh Long) Tiềm Năng Phát Triển Cây Lác Vũng Liêm (Vĩnh Long) Tiềm Năng Phát Triển Cây Lác

Đã hơn 20 năm qua, người dân Vũng Liêm đã gắn bó và sinh sống cùng cây lác. Thu nhập kinh tế từ 1 công đất lác hơn hẳn 1 công đất lúa. Lác dễ trồng, một lần trồng có thể thu hoạch được trong 5 - 6 năm, cá biệt có diện tích tốt sẽ thu hoạch được gần 10 năm. Cứ 5 tháng thì thu hoạch một lần.

29/01/2015
Cà Phê Khánh Sơn (Khánh Hòa) Cần Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cà Phê Khánh Sơn (Khánh Hòa) Cần Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng

Đến cuối năm 2014, tổng diện tích cà phê trên địa bàn huyện Khánh Sơn là 536ha, trong đó, 320ha đang trong thời kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, theo ông Lê Anh Quang, cán bộ khuyến nông xã Sơn Bình, do thời tiết diễn biến bất thường, cà phê lâu năm trổ bông đúng thời điểm nhiều mưa nên năng suất không cao, thậm chí giảm so với mọi năm.

29/01/2015
Bình Thuận Tăng Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Xác Nhận Bình Thuận Tăng Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Xác Nhận

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh Bình Thuận hàng năm trên 100 ngàn ha, năng suất bình quân năm 2014 là 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 659 ngàn tấn. Vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh.

29/01/2015
Vụ Đông Được Mùa, Được Giá Vụ Đông Được Mùa, Được Giá

Đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, kiến thiết tạo nhiều thuận lợi cho thâm canh và áp dụng cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn qua nhiều năm là cơ sở để áp dụng và nhân rộng nhanh.

29/01/2015