Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Hơn 100 Triệu Đồng Từ Mít Thái Lá Bàng Ở Đồng Nai

Thu Nhập Hơn 100 Triệu Đồng Từ Mít Thái Lá Bàng Ở Đồng Nai
Ngày đăng: 31/10/2012

Hưởng ứng phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo”, anh Đỗ Thanh Long ngụ ở ấp Trung Hiếu, xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 
Những năm trước đây, với 1 hécta đất đỏ bazan anh Long trồng điều, mì và bắp... cho hiệu quả kinh tế thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Năm 2007, sau khi tham quan nhiều mô hình sản xuất, anh đã quyết định trồng thử nghiệm 40 cây mít Thái lá bàng. Nhờ được chăm sóc tốt nên chỉ khoảng 18 tháng, cây mít đã cho thu hoạch trái bói, trung bình mỗi cây có từ 4 - 5 trái, mỗi trái có trọng lượng từ 15 - 20 kg. Với giá bán 6 ngàn đồng/kg, trừ các khoản chi phí đầu tư, anh lãi trên 10 triệu đồng. 
Thấy cây mít mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2009, anh Long mạnh dạn chặt bỏ điều chuyển sang trồng 320 cây mít Thái lá bàng. Đến nay, anh đang sở hữu 150 cây mít từ 4 - 4,5 năm tuổi, số còn lại đang cho trái bói. Theo tính toán của anh Long, năng suất vườn mít trung bình đạt 32 tấn/hécta. Với giá bán 5 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu về trên 100 triệu đồng. Khi vườn mít chưa giáp tán, anh Long còn trồng xen canh thêm gần 200 cây tiêu, mỗi năm cho thu nhập thêm khoảng 15 triệu đồng. 
Chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái lá bàng, anh Long cho biết: “Cây mít Thái lá bàng này rất dễ trồng. Có thể trồng trên tất cả các loại đất cho năng suất và sản lượng cao. Đặc biệt là vào mùa khô, cây mít đạt năng suất từ 90 - 98%. Nhưng vào mùa mưa, khoảng 2 tháng 7 và 8 thì cây mít dễ hư trái do ruồi vàng đậu chích vào trái cộng với mưa nhiều ngấm nước làm cho trái bị thối, giảm năng suất. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian qua ngoài việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị, tôi còn mua bao ny-lông lớn về bọc trái mít lại hạn chế tối đa tình trạng thối trái” - anh Long nói. 
Với kỹ thuật trên, những năm qua vườn mít của anh Long ít xảy ra tình trạng thối trái so với những vườn mít xung quanh. Từ lợi nhuận của thu hoạch mít, anh Long đã đầu tư mua 1 chiếc máy cày để chở hàng hóa cho gia đình và nhận chở nông sản cho bà con nông dân ở địa phương, mỗi năm anh thu nhập thêm 25 - 30 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Lợi nhuận xuất khẩu bị cước vận chuyển ăn hết Lợi nhuận xuất khẩu bị cước vận chuyển ăn hết

Nhiều thị trường “khó tính” đang mở cửa cho một số trái cây tươi VN, song xuất khẩu vẫn còn quá “nan giải” do cước phí vận chuyển quá cao.

17/11/2015
Hàng nghìn hộ dân thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò Hàng nghìn hộ dân thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò

-Hơn 4 năm qua, đã có 1.929 hộ dân thoát nghèo, cải thiện kinh tế gia đình bền vững nhờ chương trình “Lục Lạc Vàng” trao tặng 3.129 con bò.

17/11/2015
Rút kinh nghiệm cho vụ nuôi tôm 2016 Rút kinh nghiệm cho vụ nuôi tôm 2016

2015 vẫn là năm khó khăn đối với nghề nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng, mức thiệt hại luôn ở khoảng 25% – 28% theo từng thời điểm thả giống, nhưng mức độ thiệt hại cục bộ ở một số vùng nuôi vẫn trên 50% như thị xã Vĩnh Châu và huyện Mỹ Xuyên.

17/11/2015
Kết quả dự án nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Kết quả dự án nuôi cá lồng trên hồ thủy điện

Nhằm giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, khai thác hiệu quả mặt nước vùng lòng hồ thủy điện, Trạm Khuyến nông huyện Than Uyên (Lai Châu) triển khai dự án nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Bản Chát.

17/11/2015
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Đà Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Đà

Cuối tháng 10/2015, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở NN &PTNT thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình.

17/11/2015