Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Từ Trồng Cải

Thu Nhập Cao Từ Trồng Cải
Ngày đăng: 13/07/2013

Gần đây, mô hình trồng cải thìa, cải rổ ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) phát triển mạnh, đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân địa phương.

Về vùng chuyên canh màu xã Khánh Hòa vào thời điểm này, bà con nông dân đang tất bật thu hoạch cải để cân cho thương lái. Gặp nông dân Đỗ Văn Chuốt (ấp Khánh Phát) đang chỉ huy nhân công cắt đám cải thìa trong niềm vui trúng vụ. Mặc dù, cải vụ này chỉ nằm ở mức 4.000 đồng/kg, nhưng ông Chuốt vẫn có lời. Chỉ tay về đám cải của mình, ông khoe: “Trước đây, tôi trồng lúa. Sau đó, thấy giá cả bấp bênh nên tôi đã chuyển sang trồng màu.

Ban đầu, tôi trồng cây hành sậy cũng kiếm ăn được. Về sau, hành bị thoái hóa giống, xuất hiện nhiều sâu bệnh khó trị nên tôi đã chuyển sang trồng cải thìa. Hiện nay, cải thìa chủ yếu tiêu thụ mạnh sang thị trường Campuchia nên giá cả cũng khá ổn định. Thời gian sinh trưởng của cải thìa rất ngắn, từ khi trồng đến thu hoạch mất khoảng 1 tháng 10 ngày. Trồng cây cải thìa, một năm tăng vòng quay của đất lên đến 4-5 lần”.

Với 1,5 công cải thìa, năng suất 2 tấn/công, bán với giá 4.000 đồng/kg, vụ này ông Chuốt bỏ túi ngót nghét 4 triệu đồng. Nói về việc trồng cải thìa, ông Chuốt tự hào: “Một năm, tôi trồng được 5 vụ cải, mỗi vụ thu nhập khoảng 4 triệu đồng, nếu rơi ngay vào thời điểm cải sốt giá thì lời khoảng 6 triệu đồng. Tính ra, trồng một công cải bằng 10 công lúa. Nhờ chuyển đổi sang trồng rẫy nên gia đình tôi có thu nhập ổn định hơn trước rất nhiều. Có thể vụ tiếp theo, tôi chuyển sang trồng cải rổ cho thu nhập cao hơn”.

Đám cải rổ gần đó của ông Nguyễn Văn Khanh cũng đang thu hoạch đồng loạt. Hiện nay, cải rổ được xem là cây màu đem lại thu nhập cao nhất so với những loại màu khác. Ông Khanh cho biết, thời gian sinh trưởng cải rổ chỉ hơn 1 tháng là cho thu hoạch, mỗi công thu hoạch khoảng 2 tấn, thương lái mua với giá 14.000 đồng/kg, sau khi trừ đi tất cả chi phí, ông còn lời hơn 20 triệu đồng. “Một năm tôi trồng 3 vụ cải và 1 vụ hành, kiếm lời trên 50 triệu đồng. Trồng màu tuy cực công, nhưng thu nhập ổn định, nhờ vậy mà cuộc sống gia đình tôi cũng khá lên”, ông Khanh nói.

Ở vùng chuyên canh màu Khánh Hòa, nhiều người biết tiếng ông Nguyễn Ngọc Bon là một nông dân có kinh nghiệm trong việc trồng cây hành sậy. Tuy nhiên, 2 năm nay, ông Bon đã chuyển dần sang trồng cây cải thìa và cải rổ mang lại thu nhập cao. Ông Bon cho biết: “Trồng hành và trồng cải phải xen canh với nhau.

Cách làm cũng tương đối dễ, bởi thời gian trồng cây hành chỉ 1 tháng 10 ngày. Khi cây hành trồng được 15-20 ngày, tôi bắt đầu gieo hạt cải rổ hoặc cải thìa xuống lớp đất. Khi cây hành cho thu hoạch thì cải bắt đầu phát triển, chỉ khoảng 20 ngày sau là bắt đầu thu hoạch cải.

Khi áp dụng kỹ thuật mới này, vừa rút ngắn thời gian trồng vừa tiết kiệm được chi phí phân thuốc khoảng 1,5 triệu đồng/công. Với 8 công rẫy, mỗi vụ màu, tôi tiết kiệm được hơn 10 triệu đồng chi phí phân, thuốc trừ sâu”. Mới đây ông Bon trúng vụ cải rổ, kiếm lời được 26 triệu đồng/1.700m2. Do đó, vụ này ông Bon tiếp tục trồng cải rổ trên mảnh đất của mình.

Ông cho biết thêm, cây cải rổ được thế mạnh là có giá, nhưng rất khó gieo hạt, phải có kỹ thuật cộng với kinh nghiệm thì canh tác mới hiệu quả. Còn theo những thương lái chuyên thu mua hàng rẫy bán sang Campuchia, giá cải rổ đang dao động ở mức 14.000- 16.000 đồng/kg, có lúc lên đến 20.000 đồng/kg nên nhiều lúc cũng thiếu nguồn cung.

Toàn xã Khánh Hòa có hơn 410 héc-ta màu, vài năm trở lại đây, bà con nông dân luôn chuyển đổi cây trồng một cách phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả cao.


Có thể bạn quan tâm

Tái tạo nguồn lợi biển từ con điệp quạt Tái tạo nguồn lợi biển từ con điệp quạt

Mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Đánh giá tiềm năng sản xuất kinh doanh sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ”, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam đã có bài tham luận “Tái tạo và phát triển sò điệp tại vùng biển Bình Thuận” .

14/10/2015
Người đi đầu phát triển kinh tế từ nuôi ếch Người đi đầu phát triển kinh tế từ nuôi ếch

Gia đình chị Triệu Thị Phin, dân tộc Dao, ở thôn Nà Khà, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là hộ đầu tiên trên địa bàn mạnh dạn thử nghiệm nuôi ếch kết hợp thả cá để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình của chị bước đầu cho hiệu quả và đã có thu nhập.

14/10/2015
Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt

Long Vĩnh là một xã thuộc huyện Duyên Hải (Trà Vinh), là địa bàn ngập mặn quanh năm, kinh tế chủ yếu của người dân là nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, cua… Tuy nhiên trong quá trình nuôi các con giống người nuôi cũng gặp không ít rủi ro.

14/10/2015
Tâm tư của vua tôm Minh Phú Tâm tư của vua tôm Minh Phú

Nếu Minh Phú mua tôm nguyên liệu theo giá thị trường, DN sẽ có lời nhưng giá mua lại dưới giá thành, người nuôi tôm sẽ bỏ ao và DN cũng gặp khó khăn theo

14/10/2015
Thành công từ mô hình nuôi cá Thành công từ mô hình nuôi cá

Từ 1ha đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Huỳnh Văn Sơn (ấp Long Phước, Long Mỹ - Mang Thít - Vĩnh Long) đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.

14/10/2015