Ý tưởng về mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu
Từ thực tế đó, ý tưởng về mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu đã được kỹ sư Trần Minh Tân - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh hình thành. Với phương châm “đồng loạt, thường xuyên, liên tục và mọi người đều có trách nhiệm”, đây là mô hình được dựa trên cơ sở thực tiễn việc cộng đồng quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đã mang lại hiệu quả những năm gần đây.
Theo đó, hình thức của mô hình là hình thành từng nhóm hoặc tổ với khoảng 30 - 40 hộ, liền canh liền cư để dễ kiểm soát và nhắc nhở nhau. Hàng tháng phải sinh hoạt định kỳ. Mục đích nhằm đánh giá những việc đã làm được trong tháng, những tồn tại cần khắc phục và dự kiến kế hoạch tháng tới.
Quá trình thực hiện sẽ có cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh đến sinh hoạt, kiểm tra để giúp nông dân thực hiện tốt hơn. Thông qua mô hình, mọi người đều có trách nhiệm với gia đình mình và cộng đồng trong việc quản lý sâu bệnh trên cây trồng.
Kỹ sư Tân chia sẻ: “Thuận lợi của mô hình là làm giảm áp lực của tình hình sâu bệnh trên thanh long, tăng thu nhập cho bà con. Mặt khác góp phần tránh tình trạng sử dụng phân và thuốc BVTV giả và dư lượng thuốc BVTV trên thanh long. Tuy nhiên, cái khó của mô hình này là phải chọn được các nhóm trưởng hay tổ trưởng là người có uy tín và tinh thần trách nhiệm. Mặt khác, kinh phí thực hiện cũng là một vấn đề”.
Chưa được triển khai
Tâm huyết với ý tưởng mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu từ năm 2014, nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai thực hiện tại các địa phương. Đó là tâm tư của kỹ sư Tân, bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó có vấn đề kinh phí và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức... Thực tế hiện nay, người trồng thanh long trong tỉnh chủ yếu tự lo trên mảnh vườn của mình.
Mặc dù có tham gia các lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật...nhưng việc vệ sinh tiêu hủy những cành bệnh vẫn chưa đảm bảo. Có thể nhắc đến trong đợt cao điểm phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long tại địa bàn tỉnh vừa qua đã có kết quả khả quan. Nhiều mô hình xử lý cành thanh long bị bệnh được triển khai thực hiện có hiệu quả, được người dân đồng tình hưởng ứng nhân rộng. Công tác vệ sinh vườn, thu gom tàn dư cành, trái thanh long tại các nơi công cộng được quan tâm xử lý.
Nhiều địa phương có cách làm hay trong công tác tuyên truyền như treo băng rôn nơi công cộng, tuyên truyền không những đối với người sản xuất mà cả các cơ sở thu mua, sơ chế thanh long để tiêu hủy nguồn bệnh... Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nông dân chưa nắm chắc, đặc biệt người dân còn tâm lý chờ đợi thuốc BVTV đặc trị nên chưa tin tưởng quy trình phòng chống và xử lý bệnh của cơ quan chuyên môn. Diện tích vườn thanh long được tiến hành vệ sinh còn ít do người dân ngại tốn công cắt tỉa cành bệnh, cành già… (đạt 30% diện tích thanh long toàn tỉnh).
Việc chặt tỉa cành bệnh và ủ với chế phẩm BIO-ADB chưa nhiều, kết quả thu gom cành thanh long ở nơi công cộng còn thấp so với yêu cầu. Những tồn tại này là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh đốm nâu trên thanh long rất cao. Nếu không tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống quyết liệt hơn thì bệnh đốm nâu có thể sẽ bùng phát và lây lan mạnh trong mùa mưa năm 2015.
Trở lại với ý tưởng mô hình “Cộng đồng quản lý đốm nâu” của kỹ sư Trần Minh Tân, trong bối cảnh hiện cả nước chưa có thuốc đặc trị bệnh đốm nâu trên thanh long, thiết nghĩ song song việc thực hiện theo quy trình phòng trừ đốm nâu của Cục BVTV đã ban hành, ngành nông nghiệp tỉnh, người trồng thanh long các địa phương...nên quan tâm, cùng “bắt tay” nhau thực hiện mô hình này cùng với niềm hy vọng sẽ đẩy lùi được bệnh đốm nâu...
Có thể bạn quan tâm
Bùng phát mạnh trong những năm 2011 - 2012 nhưng đến nay phong trào NTCN đã lắng dịu, người dân cũng thận trọng hơn khi đào ao mới cũng như sử dụng ao bị dịch bệnh tái sản xuất. Bởi, những hộ giàu kinh nghiệm trong vùng nuôi tập trung tôm công nghiệp vẫn thất bại trước dịch bệnh, thời tiết bất lợi.
Năm 2014, với nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ, hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả khả quan. Trong năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề ra nhiều giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp nói chung.
Đến nay, toàn TP đã phát triển ổn định được 69 xã và 15 vùng chăn nuôi trọng điểm, cùng 2.924 trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện chiếm tỷ lệ 40,5% tổng đàn gia súc, gia cầm toàn TP. Trong những năm qua, chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư tiếp tục có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng loại khá, từng đi làm cho một vài công ty với thu nhập khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, ước mơ muốn làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc anh Đỗ Kim Tuyến quay về mở trại chăn nuôi gà thả vườn.
Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học của vi sinh vật sống trong đệm lót nền chuồng để xử lý chất thải của vật nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi, có tác dụng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, đồng thời vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, giúp đàn heo ăn nhanh chóng lớn, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp giảm. Qua mô hình cũng giúp tiết kiệm một phần chi phí sản xuất.