Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Từ Nấm Linh Chi

Thu Nhập Cao Từ Nấm Linh Chi
Ngày đăng: 04/04/2014

Nấm linh chi được đánh giá là loại dược liệu quý, cho thu nhập cao, ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng, việc trồng nấm linh chi vẫn còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ bởi sự e dè từ phía người sản xuất.

Thu nhập tiền tỷ Từ năm 2006, chị Nguyễn Thị Thiện, Chủ nhiệm HTX trồng nấm Sáng Thiện, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã bắt đầu mô hình trang trại trồng nấm. Tuy nhiên, sau ba năm, chị mới dám triển khai trồng nấm linh chi.

Chị Thiện chia sẻ, mỗi năm, HTX Sáng Thiện trồng khoảng 12 tấn nguyên liệu nấm linh chi, sản lượng nấm khô thu được đạt 750 kg. Với giá bán 800 nghìn đồng/kg, tổng thu nhập từ nấm linh chi của HTX là 600 triệu đồng, trừ chi phí cho thu lãi 350 triệu đồng. Cùng với linh chi, các loại nấm khác như nấm sò, mỡ, kim châm... cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho HTX.

Với quy mô diện tích 5.300 m 2 , doanh thu từ trồng nấm của HTX Sáng Thiện đạt hơn 2,5 tỷ đồng/năm. Một trong những người trồng nấm linh chi có bề dày kinh nghiệm trên địa bàn Hà Nội là anh Nguyễn Văn Lợi, xóm 5, xã Đông La, huyện Hoài Đức. Cách đây 20 năm, được sự giúp đỡ của GS Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội Các ngành sinh học Việt Nam, vợ chồng anh Lợi bắt tay vào xây dựng mô hình trồng nấm với nhiều loại như linh chi, nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, nấm đầu khỉ...

Mỗi năm, trồng nấm mang lại cho gia đình anh doanh thu hơn 500 triệu đồng. Anh Lợi cho biết, nấm linh chi là sản phẩm cho giá trị cao nhất. Bình quân mỗi năm, gia đình anh trồng 10 nghìn bịch nấm linh chi, thu được khoảng 300 đến 400 kg nấm khô.

Anh Lợi cho biết thêm, các loại nấm khác chỉ khoảng 30 đến 35 ngày là cho thu hoạch nhưng nấm linh chi phải mất ba đến 3,5 tháng, hơn nữa lại chỉ trồng được trong hai vụ chính là vụ xuân và hè thu. Tuy nhiên, thuận lợi là thị trường tiêu thụ sản phẩm rất rộng lớn. "Dù bán với giá một triệu đồng/kg nhưng nhà tôi trồng được bao nhiêu nấm linh chi là có người đến đặt mua hết, không bao giờ phải lo lắng về đầu ra", anh Lợi chia sẻ.

Nhân rộng các mô hình Nấm linh chi là một loại dược liệu quý. Mặc dù có hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn nhưng hiện nay, việc phát triển các mô hình trồng nấm linh chi trên địa bàn TP Hà Nội còn rất phân tán, nhỏ lẻ. Theo chị Nguyễn Thị Linh, chủ cơ sở sản xuất nấm Lợi Linh, xã Đông La, huyện Hoài Đức, nấm linh chi đòi hỏi kỹ thuật khắt khe từ khâu chọn giống đến chăm sóc.

Nơi trồng nấm phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát và được tưới theo phương thức phun sương. Do đó, để nhân rộng mô hình trồng nấm linh chi cũng như các loại nấm dược liệu quý, cần phải có chương trình đào tạo, tập huấn kỹ thuật bài bản cho nông dân.

Không ít nông dân có điều kiện kinh tế, có thể mở trang trại lớn trồng nấm linh chi nhưng do chưa nắm bắt kỹ thuật và hiểu đầy đủ về loại nấm này cho nên họ còn e dè.

Anh Nguyễn Văn Hiền, chủ cơ sở sản xuất nấm ăn tại xã Hiền Ninh, Sóc Sơn, Hà Nội bày tỏ: "Tôi trồng nấm đã hơn 10 năm nay, nhưng chủ yếu trồng các loại nấm ăn thông dụng như nấm sò, nấm mỡ.

Cũng đã học hỏi, tìm tòi về trồng nấm linh chi vì loại này thị trường đang rất cần, nhưng theo các tài liệu mà tôi tự học thì thấy đòi hỏi khắt khe lắm.

Công đầu tư cao mà chăm sóc không đúng kỹ thuật, nấm không cho thu hoạch thì mất toi". Cũng bởi e dè, nên hơn 10 năm qua, anh Hiền vẫn chưa dám đầu tư.

Trong khi nhiều nông dân còn e dè vì chưa đủ kiến thức về chăm sóc loại nấm này thì trên thị trường hiện đang tràn lan các loại nấm linh chi có nguồn gốc từ nước ngoài. Vì vậy, việc khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư trồng loại nấm cho kinh tế cao này rất cần thiết.

Theo Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) Đinh Xuân Linh, cây nấm linh chi hoàn toàn có thể phát triển trên địa bàn Thủ đô. Hơn nữa, trong điều kiện diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc nhân rộng các mô hình trồng nấm, trong đó có nấm linh chi là hướng giải quyết việc làm hữu hiệu, góp phần tăng thu nhập. Tuy nhiên, vốn đầu tư trồng nấm linh chi cũng khá lớn cho nên cần có chính sách hỗ trợ vốn người dân xây dựng lán trại và hệ thống trang thiết bị.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia "Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu". Mục tiêu đến năm 2020, cả nước sản xuất được 150 nghìn tấn nấm các loại, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng nấm trong nước, xuất khẩu đạt tối thiểu 100 đến 120 triệu USD/năm.

Trong đó, nấm linh chi được xác định là một trong sáu loại nấm chủ lực. Muốn cây nấm thật sự trở thành sản phẩm chủ lực trong tương lai và tiến tới xuất khẩu, ngoài việc xây dựng được bộ giống tốt, công tác đào tạo nguồn nhân lực và tập huấn kỹ thuật cho người nông dân sẽ đóng vai trò quyết định.


Có thể bạn quan tâm

Giá Heo Hơi Rớt Thảm, Người Chăn Nuôi Lỗ Nặng Giá Heo Hơi Rớt Thảm, Người Chăn Nuôi Lỗ Nặng

Từ tháng 10.2014 đến nay, giá heo ở Hoài Ân (Bình Định) bắt đầu sụt giảm nghiêm trọng. Hiện giá heo loại đẹp, nạc nhiều, trọng lượng từ 60kg - 70kg/con chỉ còn 42 ngàn đồng đến 43 ngàn đồng/kg; heo từ 80kg đến 1 tạ/con chỉ bán được với giá từ 34 ngàn đồng đến 35 ngàn đồng/kg.

21/01/2015
Yên Thành (Nghệ An) Công Bố Sản Phẩm Nấm Đạt Tiêu Chuẩn VietGap Yên Thành (Nghệ An) Công Bố Sản Phẩm Nấm Đạt Tiêu Chuẩn VietGap

Yên Thành hàng năm cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn sản phẩm nấm tươi và nấm khô các loại. Nhờ có nhiều cơ chế chính sách trong hỗ trợ về giống, cơ sở vật chất, chuyển giao tiến bộ KHKT, đến nay trên địa bàn 24 xã ở Yên Thành đã có hơn 80 hộ duy trì sản xuất, trong đó có 2 trang trại có quy mô, có lò hấp thanh trùng và 15 gia trại.

21/01/2015
Tập Đoàn Nhật Khảo Sát Xây Nhà Máy Sản Xuất Rau Sạch Ở Hà Nam Tập Đoàn Nhật Khảo Sát Xây Nhà Máy Sản Xuất Rau Sạch Ở Hà Nam

Tại buổi làm việc, ông Daiken Murakami đã giới thiệu công nghệ trồng trọt mới trong ngành nông nghiệp. Theo đó, Tập đoàn Showa Denko đã nghiên cứu thành công kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà sử dụng ánh sáng đèn Led. Bóng đèn Led có thể tạo ra bước sóng ánh sáng tối ưu, đáp ứng nhu cầu phát triển của thực vật và thúc đẩy tăng trưởng khoảng 2,5 lần so với ánh sáng thông thường.

21/01/2015
Chuối Tết Khan Hiếm, Lăm Le Tăng Giá Cả Chục Lần Chuối Tết Khan Hiếm, Lăm Le Tăng Giá Cả Chục Lần

Chị Quỳnh Liên, ngụ phường Tân Quy, quận 7, cho biết chị vừa đi chợ nghe tiểu thương nói Tết này giá chuối để chưng sẽ tăng mạnh. "Nhưng dù giá có tăng cao bao nhiêu thì cũng phải ráng mua ít nải chuối xanh về để thờ cúng ông bà. Tết nhất mà trên bàn thờ không có loại trái cây này thì kỳ lắm” - chị Liên chia sẻ.

21/01/2015
Dưa Hấu Dội Chợ, Nông Dân Thiệt Hại Lớn Dưa Hấu Dội Chợ, Nông Dân Thiệt Hại Lớn

Nguyên nhân rớt giá một phần do các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn tỉnh (Tịnh Biên, Vĩnh Xương) ngưng làm thủ tục (đóng cửa) lúc 18 giờ hàng ngày, khiến dưa hấu bị hạn chế khi xuất khẩu sang Campuchia, trong khi đây là thời điểm làm ăn sôi động. Thương nhân hai nước đề nghị UBND tỉnh xem xét, cho mở cửa biên giới đến 21 giờ đêm để thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa.

21/01/2015