Muối Thủ Công Hấp Dẫn Nhiều Nhà Nhập Khẩu
Nhu cầu muối trong 5 năm tới sẽ tăng mạnh nhờ nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất soda ash tổng hợp trên toàn cầu.
Dự báo nhu cầu muối thế giới dự báo sẽ tăng 2,7% mỗi năm từ 2013 đến 2018, và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy nhu cầu tăng thêm trên toàn thế giới.
Phần lớn nhu cầu gia tăng từ nay tới 2018 sẽ đến từ lĩnh vực hóa chất, với sự tăng trưởng sản xuất chloralkali toàn cầu, đẩy nhu cầu muối tăng thêm gần 30 triệu tấn trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, tiêu thụ muối ở các thị trường thực phẩm cũng gia tăng... Nhu cầu của Trung Quốc tăng sẽ được đáp ứng bởi công suất sản xuất tăng nhờ cải thiện công nghệ và hiện đại hóa các kỹ thuật sản xuất, mặc dù NK muối tăng thêm của Trung Quốc sẽ chủ yếu để phục vụ ngành hóa chất.
Các nước XK muối hàng đầu thế giới như Mexico, Chile, Ấn Độ và Australia cũng đang tăng công suất sản xuất muối để đáp ứng nhu cầu gia tăng trên toàn cầu, nhất là từ châu Á
Muối Việt Nam được sản xuất bằng phương pháp thủ công nên giữ được nhiều vi chất từ nước biển, đồng thời có hàm lượng NaCl khá cao (95%), nhờ vậy đã hấp dẫn được nhiều khách hàng quốc tế khó tính.
Đặc biệt, người tiêu dùng Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU rất ưa chuộng muối phơi cát SX tại miền Bắc Việt Nam trên đồng muối huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Từ lâu, họ đã NK số lượng lớn muối SX tại đây về SX hàng thực phẩm tiêu dùng trong nước, cho dù hàng năm nước họ có thể sản xuất ra hàng triệu tấn muối các loại.
Trong bối cảnh ngành chế biến thực phẩm phát triển nhanh, ngành muối Việt Nam đang tìm tòi nâng cao chất lượng, năng suất và khả năng chế biến để vừa đáp ứng nhu cầu cần muối phục vụ sản xuất công nghiệp trong nước, đồng thời đủ sức cạnh tranh với muối ngoại nhập, góp phần phát triển ngành muối bền vững và cải thiện đời sống cho người làm muối.
Có thể bạn quan tâm
Trong lĩnh vực trồng trọt, cây ngô có vị trí quan trọng thứ hai sau cây lúa. Tuy nhiên, nhiều năm nay đã tồn tại một nghịch lý là Việt Nam xuất khẩu (XK) hơn 7 triệu tấn gạo, còn sản xuất ngô vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Với lợi thế về tài nguyên đất, trong năm 2013 và 2014, huyện Vị Xuyên nỗ lực tạo “đột phá” trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), bằng cách gắn kết chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nông – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định cho cây cải sa-lát và chanh leo, những cây trồng mới trên địa bàn huyện; đồng thời, thực hiện thí điểm chăn nuôi bò nhốt dành cho đồng bào hạ sơn...
Thời gian qua, diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng kéo dài, trên lúa HT 2014 tại Nghệ An và Hà Tĩnh dịch sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) đã phát sinh gây hại.
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam ngày 4/7 cho biết, vừa qua BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT, ban hành “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau” dựa trên cơ sở đề xuất và kết quả của một dự án do JICA tài trợ.
Thời gian gần đây, dư luận trên địa bàn tỉnh xôn xao việc các thương lái thu mua bông thanh long trước khi nở 1 ngày với giá từ 2.700 – 3.500 đồng/kg mà đầu nậu là người Trung Quốc. Hàng chục tấn bông thanh long chở đi đâu, làm gì đến cả người thu mua cũng không biết?