Giúp Ngư Dân Vay Vốn Phát Triển Thủy Sản

Ngày 26.9, tại Quảng Ngãi, NHNN VN tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản với sự tham dự của lãnh đạo các tỉnh ven biển miền Trung gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, TP.Đà Nẵng cùng các doanh nghiệp hoạt động nghề cá và đại diện ngư dân.
Tại hội nghị, Thống đốc NHNN VN Nguyễn Văn Bình, cho rằng Nghị định 67 ra đời tương đối toàn diện, bao trùm nhiều lĩnh vực mà trước đây chưa có như bảo hiểm, đào tạo thuyền viên, cho vay vốn lưu động... Ngân hàng cam kết đảm bảo đủ nguồn vốn cho ngư dân, doanh nghiệp vay đóng mới hơn 2.280 tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần.
Các ngân hàng thương mại có giải pháp tạo thuận lợi nhất cho ngư dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển thủy sản, trong đó thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống cơ sở giúp ngư dân hoàn thiện thủ tục, hồ sơ vay vốn theo quy định.
Lãnh đạo các tỉnh, TP và ngư dân kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm công bố các mẫu tàu để ngư dân lựa chọn, nâng cấp cơ sở hậu cần nghề cá phục vụ cho tàu vỏ thép; hướng dẫn ngư dân tổ chức sản xuất trên biển theo tổ, đội và liên kết chuỗi sản xuất từ khâu khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Một số hộ dân xã Long Kiến (Chợ Mới - An Giang) rất phấn khởi vì thu hoạch mồng tơi lấy hạt đạt năng suất cao, giá cả ổn định, đem lại thu nhập khá cho nông dân.

Hơn 10 năm trước, vợ chồng anh Phạm Văn Tiến (44 tuổi) ở thôn Liên Trì 1, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) thuộc diện khó khăn, nhưng với nghị lực vượt khó, anh không chỉ vươn lên thoát nghèo mà trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Ngày 31-3, tại Đồng Tháp, Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo bàn về việc triển khai thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”.

Diện tích cây thanh long trên địa bàn huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) hiện nay trên 180 hécta, trong đó thanh long ruột đỏ chiếm 142 hécta. Theo kế hoạch của Phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc, đến năm 2020 diện tích thanh long ruột đỏ trên toàn huyện sẽ đạt mức 1.500 hécta, rải đều trên 13 xã và thị trấn.

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang vào vụ thu hoạch dưa hấu nghịch vụ (dưa lạc hậu). Năm nay do thời tiết không thuận lợi, thường xuyên xuất hiện sương mù, sâu bệnh nên năng suất dưa tương đối thấp, mỗi công dưa khoảng 2 tấn trái, giảm 50% so với cùng kỳ.