Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Từ Bưởi Da Xanh

Thu Nhập Cao Từ Bưởi Da Xanh
Ngày đăng: 12/08/2013

Cây bưởi da xanh không được trồng nhiều ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang), nhưng đối với những hộ dân trồng loại cây này thì bước đầu đã có hiệu quả.

Ông Trần Văn Hai, ở ấp Bình An, xã Long Bình được xem là người trồng bưởi da xanh đầu tiên trong huyện. Nhờ biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nên chỉ với 200 gốc bưởi da xanh cho trái năm 2012, đã mang về cho gia đình ông khoản lợi nhuận 120 triệu đồng từ 4 công bưởi.

Theo ông Hai, gia đình bắt đầu trồng bưởi da xanh từ năm 2005, đến nay bưởi đã cho thu hoạch được 3 năm. Vụ bưởi năm rồi, khi trái bưởi gần tới ngày thu hoạch thì sâu đục trái tấn công làm cho năng suất sụt giảm khoảng 1 tấn trái. Năm nay, để bảo vệ vườn bưởi khỏi bị sâu đục trái phá hoại, gia đình ông đã mua 5.000 bao ni lông về bọc toàn bộ trái lại. Tuy đây là vụ đầu tiên ông áp dụng phương pháp bọc trái nhưng đến nay đã thấy rõ hiệu quả.

Nếu như những năm trước, từ khi bưởi ra hoa đến lúc thu hoạch là 8 tháng thì trung bình mỗi tháng phải phun từ 1 - 2 lần thuốc để phòng trừ sâu. Nhưng hiện nay chỉ cần xử lý thuốc một lần để tiêu diệt mầm bệnh cũng như các loại nấm ký sinh trên trái bưởi trước khi bao trái lại là được. Với cách làm này không chỉ ngăn sâu đục trái tấn công mà còn giúp gia đình giảm được tiền thuốc bảo vệ thực vật và nhẹ công chăm sóc.

Để có một vườn bưởi xanh tốt như hiện tại, ông Hai đã dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc ngay từ lúc trồng cho đến thu hoạch trái. Ông Hai cho biết: “Bưởi da xanh trồng khoảng 3 năm là cho thu hoạch, vì vậy trước khi trồng phải đắp thành mô cao nhằm giúp cho rễ cây thông thoáng, kết hợp bón lót phân chuồng và trồng với khoảng hợp lý để cây phát triển. Ngoài ra, phải thường xuyên chăm sóc, cắt cành, tạo tán, tỉa bỏ những chùm nhiều trái và chỉ để lại những trái có kích cỡ đều nhau, không bị bệnh hay méo từ đó trái bưởi lớn rất đều và tròn”. Đặc biệt, ông Hai còn tăng cường sử dụng bón phân hữu cơ cho bưởi nên giúp cây ra tược tập trung, còn đất trong vườn tơi xốp nên cây ít sâu bệnh.

Được biết, trước đây toàn bộ diện tích đất của gia đình đều trồng quít đường nhưng đến năm 2003, 2004 thì bị bệnh vàng lá gân xanh, nên ông Hai đã chuyển sang trồng bưởi da xanh. Từ khi trồng loại bưởi này, ông không phải lo lắng vì đầu ra của sản phẩm. Mỗi năm gần đến ngày thu hoạch là thương lái tìm đến tận vườn để đặt tiền cọc.

Đến khi thu hoạch thì thương lái huy động nhân công, ghe xuống cân tại vườn nên gia đình rất yên tâm. Hiện nay, gia đình ông còn đốn các loại cây tạp kém hiệu quả để trồng thêm trên 50 cây bưởi da xanh nữa.

Do ưu điểm của bưởi da xanh là không hạt, trái ngon ngọt nên nhiều năm trở lại đây giá bưởi luôn tăng cao, đặc biệt là vào dịp tết. 200 gốc bưởi với gần 5.000 trái, ông Hai nhẩm tính đến khi thu hoạch mỗi trái trung bình cũng được 1,5kg, như vậy tính ra cũng được trên 7 tấn. Nếu giá bằng năm rồi là 28.000 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí, gia đình có thể thu về lợi nhuận trên 130 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Nhà Vườn Lo Lắng Vì Sâu, Bệnh “Lạ” Gây Hại Cây Trái Nhà Vườn Lo Lắng Vì Sâu, Bệnh “Lạ” Gây Hại Cây Trái

Sâu, bệnh “lạ” tấn công vườn cây có múi và thanh long hiện đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng lây lan nhanh ở Tiền Giang. Nhiều diện tích bị thiệt hại nặng, gây thất thu hàng tỷ đồng cho nhà vườn.

18/07/2013
Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Kết Hợp Sản Xuất Lúa Ở Nông Cống (Thanh Hóa) Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Kết Hợp Sản Xuất Lúa Ở Nông Cống (Thanh Hóa)

Trong các năm vừa qua, nông dân nhiều xã trên địa bàn huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đồng sâu trũng xây dựng các mô hình trang trại nuôi cá nước ngọt kết hợp sản xuất lúa cho hiệu quả kinh tế cao.

22/03/2013
Phát Triển Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Dê Núi Ở Lạng Sơn Phát Triển Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Dê Núi Ở Lạng Sơn

Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người nông dân nói chung và nông dân Lạng Sơn nói riêng đã linh hoạt hơn trong việc lựa chọn những mô hình kinh tế phù hợp để vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Trong đó, anh Hoàng Văn Nam, hội viên nông dân ở thôn Bản Háu, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan đã tận dụng điều kiện tự nhiên để chăn nuôi dê rất hiệu quả, từ đó thực hiện ý tưởng vươn lên làm giàu.

23/03/2013
Bất Lực Nhìn Cá Chết Hàng Loạt Bất Lực Nhìn Cá Chết Hàng Loạt

Liên tiếp những ngày qua, nhiều người dân nuôi cá bè tại vịnh Mân Quang, P. Thọ Quang, TP Đà Nẵng thấp thỏm như ngồi trên lửa bởi cá chết hàng loạt, tính ra thiệt hại mỗi ngày khoảng 50 triệu đồng. Lại một lần nữa vấn đề quy hoạch vùng nuôi thủy sản an toàn được đặt ra với một TP biển như Đà Nẵng.

18/07/2013
Ngậm Ngùi Vụ Tôm Trái Vụ Ở Cà Mau Ngậm Ngùi Vụ Tôm Trái Vụ Ở Cà Mau

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

25/03/2013