Thử Nghiệm Nuôi Gà Tàu Vàng Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Hậu Giang

Tuần qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức xét duyệt đề cương đề tài “Ảnh hưởng của đệm lót sinh học lên năng suất và môi trường nuôi gà Tàu Vàng tại tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thiết, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Đề tài sẽ được thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 7/2015, với tổng kinh phí khoảng 386 triệu đồng. Trong quá trình triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành nuôi gà Tàu Vàng trên 5 đệm lót sinh học nhằm tìm ra đệm lót sinh học tối ưu nhất. Trong 5 đệm lót sinh học được thí nghiệm thì có 4 đệm lót sử dụng men vi sinh BALASA N01 với liều lượng như nhau, chỉ khác về nguyên liệu làm đệm lót. Riêng đệm lót có thành phần 100% trấu làm đối chứng không sử dụng men vi sinh BALASA N01. Các đệm lót được thí nghiệm bao gồm: 50% trấu + 50% mùn cưa + men vi sinh BALASA N01; 50% trấu + 50% bã mía + men vi sinh BALASA N01; 100% bã mía + men vi sinh BALASA N01; 100% trấu + men vi sinh BALASA N01 và đệm lót 100% trấu.
Mục tiêu của đề tài nhằm làm giảm mùi hôi trong chăn nuôi và tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời đảm bảo năng suất của đàn gà Tàu Vàng. Bên cạnh đó, còn tiết kiệm được thời gian vệ sinh chuồng trại, hạn chế dịch bệnh xảy ra, tạo được sản phẩm an toàn đạt chất lượng. Từ đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi.
Tại hội nghị xét duyệt, các thành viên hội đồng và đại biểu tham dự đã đóng góp một số ý kiến để nhóm tác giả hoàn thiện hơn đề cương của đề tài, như: cần trình bày cụ thể về mật độ vi khuẩn trên đệm lót, nêu rõ cách bảo dưỡng đệm lót, xác định ý nghĩa của từng chỉ tiêu nghiên cứu, chuồng nuôi gà được bố trí như thế nào, với diện tích bao nhiêu…
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian giảm xuống ở mức thấp, giá nhiều loại lúa, gạo tại ĐBSCL tăng từ 100 - 200 đồng/kg so với cách nay 2 tuần. Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận, như: Hậu Giang, An Giang…

Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai ban hành Công điện số 32/CĐ-TW yêu cầu các tỉnh, TP, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương xây dựng phương án cấp nước phục vụ sản xuất.

Hiện nay, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đang vào mùa thu hoạch rộ Hồng quân núi. Nhờ cây hồng quân mà bà con quanh khu vực Núi dài, Núi Két, Núi Cấm có được nguồn thu nhập khá cao và giải quyết được công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động khi vào mùa thu hoạch.

Nhờ sự cần cù, chịu khó, năng động trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ông Lâm Thành Thắm, ấp Cây Dâu, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã thành công từ việc trồng loại cây có múi với nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Mặc dù đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều nhưng hàng năm số hội viên ND kết nạp mới vẫn tăng. Có được điều này là do các cấp Hội ND trong quận đã nỗ lực xây dựng và triển khai các hoạt động sát sao, thiết thực với lợi ích của hội viên.