Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thử Nghiệm Nuôi Gà Tàu Vàng Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Hậu Giang

Thử Nghiệm Nuôi Gà Tàu Vàng Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Hậu Giang
Publish date: Friday. May 31st, 2013

Tuần qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức xét duyệt đề cương đề tài “Ảnh hưởng của đệm lót sinh học lên năng suất và môi trường nuôi gà Tàu Vàng tại tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thiết, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.

Đề tài sẽ được thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 7/2015, với tổng kinh phí khoảng 386 triệu đồng. Trong quá trình triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành nuôi gà Tàu Vàng trên 5 đệm lót sinh học nhằm tìm ra đệm lót sinh học tối ưu nhất. Trong 5 đệm lót sinh học được thí nghiệm thì có 4 đệm lót sử dụng men vi sinh BALASA N01 với liều lượng như nhau, chỉ khác về nguyên liệu làm đệm lót. Riêng đệm lót có thành phần 100% trấu làm đối chứng không sử dụng men vi sinh BALASA N01. Các đệm lót được thí nghiệm bao gồm: 50% trấu + 50% mùn cưa + men vi sinh BALASA N01; 50% trấu + 50% bã mía + men vi sinh BALASA N01; 100% bã mía + men vi sinh BALASA N01; 100% trấu + men vi sinh BALASA N01 và đệm lót 100% trấu.

Mục tiêu của đề tài nhằm làm giảm mùi hôi trong chăn nuôi và tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời đảm bảo năng suất của đàn gà Tàu Vàng. Bên cạnh đó, còn tiết kiệm được thời gian vệ sinh chuồng trại, hạn chế dịch bệnh xảy ra, tạo được sản phẩm an toàn đạt chất lượng. Từ đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi.

Tại hội nghị xét duyệt, các thành viên hội đồng và đại biểu tham dự đã đóng góp một số ý kiến để nhóm tác giả hoàn thiện hơn đề cương của đề tài, như: cần trình bày cụ thể về mật độ vi khuẩn trên đệm lót, nêu rõ cách bảo dưỡng đệm lót, xác định ý nghĩa của từng chỉ tiêu nghiên cứu, chuồng nuôi gà được bố trí như thế nào, với diện tích bao nhiêu…


Related news

Chế Biến Phế Thải Thành Phân Bón Vi Sinh Chế Biến Phế Thải Thành Phân Bón Vi Sinh

Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương

Friday. March 11th, 2011
Mô Hình Nuôi Heo Rừng Ở Bến Tre Mô Hình Nuôi Heo Rừng Ở Bến Tre

Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.

Saturday. February 19th, 2011
Giá Lúa Gạo Giảm Mạnh Giá Lúa Gạo Giảm Mạnh

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến cuối tuần rồi, giá lúa khô loại thường ở ĐBSCL đã giảm từ mức 5.650–5.750 đ/kg của tuần trước xuống còn 5.250-5.400 đkg (giảm 350-400 đ/kg), lúa khô chất lượng cao cũng từ mức 5.800–5.900 đ/kg giảm xuống còn 5.450–5.600 đ/kg (giảm 300-350 đ/kg). Gạo hàng hóa cũng giảm mạnh.

Wednesday. February 22nd, 2012
Heo Rừng- Thật Giả Lẫn Lộn Heo Rừng- Thật Giả Lẫn Lộn

Nghề nuôi heo rừng thương phẩm đang phát triển ở Đăk Lăk. Nhưng do hiểu biết của người tiêu dùng còn hạn chế, nên thịt heo rừng giả được bán nhiều, ngành chức năng khó kiểm soát.

Wednesday. February 22nd, 2012
Mô Hình Câu Lạc Bộ Nuôi Tôm Cộng Đồng Mô Hình Câu Lạc Bộ Nuôi Tôm Cộng Đồng

Trong khi các hộ nuôi tôm sú ở vùng ngập mặn, ven biển các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) phải đối mặt với tình trạng tôm nuôi bị nhiễm bệnh, chết trên diện rộng, thì tôm của Câu lạc bộ nuôi tôm cộng đồng tại xã Hiệp Mỹ Đông và Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang) vẫn phát triển tốt.

Thursday. August 11th, 2011