Thu Mua Tạm Trữ Lúa, Gạo Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2014 - 2015.
Cụ thể, trên cơ sở đề nghị của các địa phương, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2014 - 2015 để ổn định giá lúa, gạo.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện; đồng thời thông báo ngay chủ trương này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mới bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân 2015, một vụ mùa chủ lực trong năm; thế nhưng tình trạng giá lúa xuống thấp cùng với việc khó tiêu thụ khiến nhiều người dân lo lắng.
Trong khi đó, giá gạo nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang lao dốc. Vì lượng gạo thành phẩm trong kho chưa có đầu ra nên các doanh nghiệp mua gạo nguyên liệu đầu vào cũng rất chậm.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho sớm triển khai mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông-Xuân 2014 - 2015. Đại diện các địa phương khác cũng cho biết đang theo dõi tình hình tiêu thụ lúa gạo, kiến nghị Chính phủ cho triển khai sớm mua tạm trữ sau Tết Nguyên đán.
Có thể bạn quan tâm
Nói về kỹ thuật, ông Bằng chia sẻ: “Cây củ đậu dễ trồng. Khâu quan trọng nhất là phải làm luống, luống được làm hai lần: lần 1 (luống sơ bộ), lần 2 (luống hoàn chỉnh). Luống sơ bộ cách nhau khoảng 40 cm. Luống hoàn chỉnh, làm cách nhau khoảng 60 – 70 cm.
Vụ đông năm nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng xây dựng mô hình 10 ha rau an toàn tại xã Cảnh Thụy.
Với chủ đề “Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản: Cơ hội và thách thức”, Hội nghị thông tin đến cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp về định hướng phát triển, ưu tiên và môi trường đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản của Chính phủ.
Cùng với đó, huyện cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ người dân chuyển từ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ, sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức, khoa học – kỹ thuật trong chăn nuôi cho người dân. Đó sẽ là điều kiện tốt cho ngành chăn nuôi của huyện ngày một phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân trên địa bàn.
Để bảo vệ cho cây trồng, vật nuôi trước những diễn biến bất thường của thời tiết, Ban Chỉ đạo phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi huyện Chợ Đồn đã tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương chủ động tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do giá rét gây ra...