Nghiên Cứu Chọn Giống Lúa, Cây Trồng Cạn Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu

Ngày 22-1, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở NN&PTNT Hậu Giang tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả 2 năm thực hiện dự án nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Đồng bằng sông Cửu Long (CLUES) tại tỉnh Hậu Giang.
Dự án Clues do Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Viện lúa Quốc tế (IRRI) tổ chức nghiên cứu, thời gian thực hiện từ năm 2011-2014. Dự án được triển khai ở 4 tỉnh, gồm: TP.Cần Thơ, Bạc Liêu, Hậu Giang và An Giang. Tại Hậu Giang, dự án được thực hiện tại xã Vị Đông (huyện Vị Thủy) và xã Hòa An (huyện Phụng Hiệp) với 4 trong tổng số 6 nội dung của toàn dự án như: nghiên cứu giống lúa mới, mô hình canh tác thích ứng với BĐKH, nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội, sinh kế của người dân trong tình trạng BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính.
Theo đánh giá, đất sản xuất ở khu vực xã Hòa An bị ảnh hưởng phèn, ngộ độc hữu cơ, mặt đất không bằng phẳng nên năng suất không cao. Nếu bà con kết hợp mô hình sản xuất 2 lúa - 1 màu sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh cây lúa 3 vụ/năm. Tại buổi hội thảo, các nhà khoa học đã báo cáo về tình hình nghiên cứu chọn giống lúa ngắn ngày chịu ngập, chịu phèn; hệ thống cây trồng cạn trên nền trồng lúa nước, các kết quả nghiên cứu thích ứng với BĐKH ở Hậu Giang,… Trong 2 năm tiếp theo, dự án sẽ tiếp tục nghiên cứu những giải pháp thích ứng với BĐKH cho nông dân vùng ĐBSCL cũng như Hậu Giang để người dân có thể nâng cao giá trị sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Các ý kiến tại hội nghị khẳng định sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa, gạo, thủy sản là tiềm năng, lợi thế chủ yếu và là động lực chính để phát triển KT-XH vùng ĐBSCL và đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp lớn cho xuất khẩu.

Được biết năm nay, huyện Lục Ngạn tập trung mở rộng diện tích sản xuất vải thiều VietGAP lên 8.500 ha ở 30 xã, thị trấn, tăng 1.000 ha so với năm ngoái.

Nhiều nhất là vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Lam Sơn với 16.000 ha, tiếp theo là vùng nguyên liệu của Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan gần 11.000 ha và vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Nông Cống 6.450 ha.

Mặt dù giá tăng cao trở lại, nhưng trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) hiện chỉ có khoảng 150/330 ha nhãn đang cho trái, tập trung ở các xã ven quốc lộ 30, nên lượng nhãn cung cấp ra thị trường sắp tới đây vẫn không được nhiều.

Ngày 12/3/2014, ông Hồ Ngọc Dinh- Hội trưởng Hội Nông dân phường 12 cho biết: Thời điểm này giá bông atiso và các dược liệu khác từ atiso đã trở về mức ổn định, bông Atiso khô trở về giá 210.000 đồng/1kg. Tuy giảm so với những tháng cuối năm 2013 nhưng mức giá này vẫn cao so với nhiều năm trước.