Nông Dân Bàn Cách Trồng Mía Công Nghệ Cao

Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý thì người nông dân có thể nâng năng suất của cây mía lên gấp 1,5 lần, thậm chí có trường hợp tăng gấp đôi.
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo quốc tế lần thứ 2 với chủ đề Giải pháp giảm chi phí sản xuất mía để nâng cao thu nhập cho người nông dân do tập đoàn Thành Thành Công (TTC) tổ chức ngày 14-7 tại TPHCM.
Hội thảo xoay quanh các giải pháp, các mô hình thực tiễn trong canh tác, thu hoạch mía nhằm tiết giảm chi phí sản xuất, từ đó tăng thu nhập cho nông dân.
Hội thảo là nơi để các nông dân trồng mía trong nước chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình quản lý sản xuất, canh tác mía tiên tiến, cũng là nơi các chuyên gia đến từ các nước có nền công nghiệp mía đường phát triển mạnh như Úc, Mỹ chia sẽ những mô hình canh tác sản xuất mía với chi phí thấp nhờ áp dụng những thành tự của khoa học kỹ thuật.
Ông Huỳnh Văn Giáo, một nông dân trồng mía ở Khánh Hòa, nhờ tự làm hệ thống tưới nước cho 40 héc ta mía từ nguồn nước tự nhiên đã có thể nâng năng suất mía của gia đình ông lên 16,5 tấn/héc ta. Ông Giáo cho biết, từ khi áp dụng mô hình tưới nước, năng suất mía của ông Giáo đạt 71,5 tấn/héc ta, trong khi trước đây chỉ đạt 55 tấn/héc ta.
Còn ông Lê Ngọc Tĩnh, Tây Ninh, nhờ áp mô hình lưu gốc mía, ông đã thu hoạch được 8 tấn đường/héc ta, bằng mức trung bình của Thái Lan, cao hơn mức trung bình của cả nước gần 3 tấn đường/héc ta.
Theo Thành Thành Công, đơn vị tổ chức, việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm từ hội thảo sẽ góp phần thay đổi quan niệm của người nông dân trong trồng trọt và quản lý, chú trọng hơn đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nhằm giảm chi phí sản xuất từ đó cải thiện thu nhập cho người trồng mía.
Hội thảo cũng thảo luận các giải pháp của đại diện Viện nghiên cứu mía đường Việt Nam về kiểm soát một số sâu bệnh lây lan trên cây mía thông qua các biện pháp định danh, xác định vi sinh vật gây bệnh, biện pháp của đại diện Viện nghiên cứu mía đường Philippines về phòng bệnh lây lan qua hom giống thông qua chương trình sản xuất giống mía ba cấp...
Có thể bạn quan tâm

Giữa cánh đồng rau xanh của người dân ở thôn Giãn Dân, xã Lạc Xuân, Đơn Dương là trang trại chăn nuôi bò sữa của anh Nguyễn Hữu Tuấn. Với quy mô nuôi hơn 100 bò sữa, anh Nguyễn Hữu Tuấn được mệnh danh là “Vua bò sữa” ở xứ rau Đơn Dương.

Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Quý Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn, Hội Khoa học Đông Nam Á thừa nhận một thực tế đáng lo ngại với gạo Việt Nam trong khi người dân vốn đã chán ruộng, tìm đường sinh sống khác.

Nguyên nhân do thời tiết khắc nghiệt tại các nước sản xuất lương thực và cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, quốc gia xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.

Tính bình quân 1 sào thu 1,5 tấn dưa, 1 ha thu 15 tấn thì 140 ha sẽ có 2.100 tấn dưa nên sắp tới, dưa sẽ tràn các ngõ ngách của Đức Linh, nếu như khâu tiêu thụ bị ứ đọng.

Ở xã Lát và thị trấn Lạc Dương được vốn Nhà nước hỗ trợ 30%, hộ nông dân đối ứng vốn 70% để chuyển đổi các giống vật nuôi mới gồm: 10 con bò cái sinh sản cho 10 hộ (đơn giá 26 triệu đồng/con); 9 con trâu cái cho 9 hộ (đơn giá 28 triệu đồng/con); 23 con heo nái hậu bị cho 23 hộ (đơn giá 7 triệu đồng/con).