Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Nguyên Có Thể Đạt Sản Lượng 1 Triệu Tấn Càphê

Tây Nguyên Có Thể Đạt Sản Lượng 1 Triệu Tấn Càphê
Ngày đăng: 12/04/2012

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nếu thời tiết thuận lợi như hiện nay, niên vụ 2012 – 2013, các tỉnh Tây Nguyên có khả năng đạt sản lượng từ 1 triệu tấn càphê nhân trở lên.

Hiện nay, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên đang tập trung nguồn lực chăm sóc gần 522.900 ha càphê đang trong thời kỳ đậu quả, nuôi hạt.

Vào những ngày cuối tháng Ba và đầu tháng Tư trở lại đây, các tỉnh Tây Nguyên thường xuyên có các trận mưa dông lớn, kéo dài trên diện rộng đã giúp cho các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng chi phí đầu tư cho việc tưới nước từ 1 đến 2 đợt cho cây càphê.

Không như các năm trước đây, hiện nay, các nông hộ, các doanh nghiệp đã đưa cơ giới vào làm cỏ cho gần 100% diện tích cây càphê không những tăng năng suất mà chất lượng khâu làm cỏ cũng sạch hơn.

Có mưa, đất ẩm, các doanh nghiệp, nông hộ cũng tổ chức bón phân NPK chuyên dụng cân đối cho cây càphê, từ bón gốc đến phun trên lá, nhất là đối với diện tích càphê kinh doanh cho thu hoạch nhằm tăng dinh dưỡng để kết trái, nuôi dưỡng trái non.

Đặc biệt, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng còn tận dụng các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, vỏ trấu càphê để sản xuất được hàng chục ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh bón thêm cho cây càphê.

Các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên cũng đã sử dụng các loại thuốc đặc trị, tổ chức phun vào những thời điểm thích hợp nên cũng đã hạn chế được các loại sâu bệnh hại, nhất là các loại rệp sáp hại hoa, hại quả non, mọt đục cành, rỉ sắt, khô cành... Nhờ chăm sóc tốt, nên hiện nay, phần lớn diện tích càphê ở Tây Nguyên phát triển khá tốt.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi đà điểu, nghề hot Nuôi đà điểu, nghề hot

Sau một thời gian du nhập vào Việt Nam, không chỉ được nuôi nhốt tại các vườn thú phục vụ nhu cầu tham quan, chăn nuôi đà điểu đã trở thành một nghề mang lại thu nhập khá cho nhiều trang trại và nông hộ.

26/06/2015
Nông dân tập trung chống nóng, chống hạn cho vật nuôi, thủy sản Nông dân tập trung chống nóng, chống hạn cho vật nuôi, thủy sản

Nắng nóng kéo dài, người chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang hết sức lo lắng bởi tình trạng khô hạn ở các ao đầm, suy giảm tốc độ tăng trọng và nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

26/06/2015
Dạy nghề nuôi và phòng trị bệnh trâu bò cho nông dân miền núi Dạy nghề nuôi và phòng trị bệnh trâu bò cho nông dân miền núi

Sáng 24/6, tại xã Ea Trol (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), Trung tâm Dạy nghề hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) đã tổ chức khai giảng lớp nghề nuôi và phòng trị bệnh trâu bò cho 31 nông dân trên địa bàn xã.

26/06/2015
Nhiều vùng nuôi thủy sản chưa ổn định Nhiều vùng nuôi thủy sản chưa ổn định

Hiện nay, do nắng nóng kéo dài, một số địa phương lại xuất hiện mưa dông nên nhiều vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn bất ổn. Tình hình dịch bệnh trên thủy sản nuôi diễn biến phức tạp khiến người nuôi không an tâm.

26/06/2015
Việt Nam phát triển nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Việt Nam phát triển nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) và Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU).

26/06/2015