Thu hơn nửa tỷ đồng mỗi năm từ quýt ngọt
Chuyên canh giống quýt quý này, gia đình bà mỗi năm có doanh thu 600-700 triệu đồng.
Hơn 10 năm trước, bà Vì và gia đình mạnh dạn chuyển đổi hơn 3ha đất sản xuất cây ngắn ngày sang trồng quýt ngọt.
Giống quýt bà lựa chọn là giống ghép cành nên sinh trưởng nhanh, sớm cho quả, quả to và màu sắc tươi sáng. Nhờ được chăm sóc tốt, năng suất vườn quýt của bà Vì thường dẫn đầu trong thôn Nà Chạp, sản lượng quýt lên tới trên 130 tấn/năm.
Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn quýt của nhà bà Nông Thị Vì luôn cho quả sai, trái to, mã đẹp, được thị trường ưa chuộng.
Bà Vì kể: “Do áp dụng đúng kỹ thuật, nên quýt nhà tôi đều quả, màu sắc đẹp; đảm bảo sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên bạn hàng rất chuộng...”. Bà Nông Thị Vì sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm thâm canh quýt ngọt với những hộ trong thôn.
Theo bà Vì, giống cây có múi như cam, quýt hay có loại sâu đục thân nên người làm vườn phải chịu khó quan sát, thấy thân cây có hiện tượng bị sâu đục, mùn rơi là phải tìm cách diệt sâu ngay. Cách diệt sâu đục thân tốt nhất là tự tay khoan bắt sâu ngay khi nó vừa khoan lỗ trên thân cây.
Bà Vì tâm sự: “Khi chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kỹ thuật trồng quýt, tôi không sợ ai đó lấy mất nghề mà chỉ mong cả thôn, cả xã này cùng làm vườn hiệu quả, cùng xây dựng một thương hiệu quýt ngọt Quang Thuận nổi tiếng và giữ gìn được uy tín.
Được như vậy là cả thôn, cả xã đã chung tay xóa nghèo, làm giàu. Ở xã này bây giờ nhà nào cũng trồng cam quýt, vì thế hướng dẫn người khác tiến bộ cũng là làm lợi cho chính mình”.
Với tay nghề vững, vài ba năm nay, nhiều hộ dân xã Quang Thuận đã thuê, mua đất đầu tư trồng quýt sang các xã khác như Dương Phong, Huổi Có, có hộ trồng tới 10ha cam, quýt. Như nhiều hộ khác ở Quang Thuận, bà Vì mong cây quýt sẽ là cây mũi nhọn, đem lại đời sống khấm khá cho nhiều hộ dân tộc Dao, Tày ở địa phương.
Related news
Như NNVN từng phản ánh, đợt rét đậm rét hại kèm sương muối năm 2010 đã hạ gục trên 1.000 ha cao su mới trồng tại Hà Giang. Sau cú sốc lớn, tỉnh Hà Giang thận trọng không mở rộng mà chỉ quyết tâm khôi phục diện tích cao su bị chết, nhưng sự đương đầu này quá mạo hiểm.
Còn hơn một tháng nữa là đến mùa trồng sắn, người dân không thể hiểu nổi giá sắn năm nay lại rớt thảm hại như vậy. Những tỉnh trồng nhiều sắn như Lào Cai, Yên Bái hiện còn cả chục ngàn ha sắn, nhổ cũng chết mà không nhổ cũng chết.
Đồng Tháp Mười (ĐTM) là vùng đất nhiễm phèn vốn không phù hợp với việc nuôi cá tra. Vậy mà hiện nay, mỗi năm đã có hàng chục ngàn tấn cá tra được nuôi ở ĐTM nhờ sức sáng tạo của nông dân địa phương. Một hướng đột phá độc đáo đang mở ra triển vọng lớn cho ĐTM và cả nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL.
Nắm bắt được nhu cầu thị trường ưa chuộng các loại thịt động vật ngoài những gia súc truyền thống, nhiều hộ dân ở các huyện ngoại thành (TP.HCM) đang rộ lên phong trào nuôi con đặc sản (thỏ, ếch, nhím, cá sấu…) để cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu. Nghề này có thể giúp người dân thu lãi lớn nhưng cũng đối mặt với không ít rủi ro...
Thời điểm khoảng 10 năm trước đây, diện tích cây mãng cầu ta tại Bình Thuận lên đến hơn 1.200 ha. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, nhất là do năng suất và chất lượng không như mong đợi nên người trồng chặt bỏ thay thế bằng cây trồng khác. Chính vì vậy mới đây, đơn vị chức năng ở địa phương đã tiến hành thực hiện đề tài ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tìm lại “chỗ đứng” cho cây mãng cầu ta…