Hiệu Quả Từ Mô Hình Sản Xuất Xoài An Toàn Xã Định Yên (Đồng Tháp)
Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ, sự phối hợp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Hội Làm vườn huyện Lấp Vò triển khai thực hiện mô hình sản xuất xoài an toàn xã Định Yên với qui 5ha của 6 hộ dân thuộc ấp An Khương.
Thực hiện mô hình, các nhà vườn được hỗ trợ kinh phí mua phân hữu cơ, bao trái, thuốc xử lý ra hoa và được ngành chuyên môn tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để áp dụng đồng nhất quy trình sản xuất theo hướng an toàn. Qua gần 3 năm thực hiện, đến nay mô hình đã được ngành chuyên môn và nhiều nhà vườn đánh giá mang lại hiệu quả tích cực.
Ông Đặng Văn Gàn ngụ ấp An Khương, xã Định Yên cho biết: “Do trước đây tôi chưa am hiểu về kỹ thuật, nên khi vườn xoài của tôi bước vào mùa vụ, tôi phải thuê mướn lực lượng lao động và giao cho họ tự chăm sóc vườn xoài. Việc này làm tốn chi phí sản xuất rất nhiều, nhưng lợi nhuận thì không có bao nhiêu.
Tham gia chương trình canh tác xoài theo hướng an toàn, với diện tích vườn hơn 4.000m2, tôi lên liếp, đào mương trồng 80 cây xoài (cát Hòa Lộc và cát Chu). Để bảo vệ vườn cây ăn trái, tôi đầu tư làm đê bao chống lũ và phương tiện phun xịt bằng máy.
Ngoài ra, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các ban, ngành, tôi được hỗ trợ kỹ thuật, tham gia tập huấn, tham quan các mô hình trồng xoài trong và ngoài tỉnh rút kinh nghiệm qua các mùa thu hoạch xoài, tôi đã nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất xoài theo hướng an toàn, kết quả mang lại rất khả quan, tiết kiệm được chi phí sản xuất, công lao động”.
Đến thăm vườn xoài khoảng 1,4ha của ông Đặng Văn Gọn ngụ ấp An Khương vừa thu hoạch không lâu, chúng tôi thấy nhiều cây đang trổ bông, nhiều cây vẫn tiếp tục cho trái.
Ông Gọn phấn khởi chia sẻ: “Trước đây gia đình làm theo kiểu truyền thống nên tốn khá nhiều chi phí phân, thuốc mà năng suất mỗi năm không ổn định, giá bán bấp bênh, nhưng từ khi tham gia mô hình xoài an toàn, ứng dụng những cải tiến hiệu quả thì năng suất và lợi nhuận cũng đạt cao hơn. Vụ xoài vừa qua với 450 cây xoài cho khoảng 30 - 40 tấn trái (xoài cát Chu, cát Hòa Lộc, xoài Thái Lan, xoài Đài Loan), sau 3 vụ xoài trong năm, trừ chi phí tôi thu lợi nhuận khoảng hơn 400 triệu đồng”.
Ông Huỳnh Phước Dũng - Chủ tịch Hội Làm vườn xã Định Yên cho biết: “Thực hiện mô hình về mặt kỹ thuật, các nhà vườn đã áp dụng tốt quy trình xử lý ra hoa rải vụ, tỉa trái, bao trái theo hướng an toàn, giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng trái. Xoài cát Hòa Lộc bán cao hơn xoài bình thường từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, nếu tính lợi nhuận khoảng gần 90 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài mô hình khoảng 40 triệu đồng”.
Tuy nhiên, để tiếp tục nâng chất lượng xoài của người dân, xoài Định Yên vươn xa hơn trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Tư - Chủ tịch Hội Nông dân xã Định Yên kiến nghị; Cần có giải pháp liên kết tìm thêm các đối tác để tạo đầu ra ổn định cho nhà vườn. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu thêm lịch thời vụ, tiếp tục mở rộng mô hình này”.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ sáng tạo, dám nghĩ dám làm, gần 10 năm qua, ông Lê Đức Giáp ở thôn Bãi, xã Cao Viên (Thanh Oai, Hà Nội) đã ghép thành công nhiều loại quả trên cùng một gốc
Với đức tính cần cù, chịu khó, quyết tâm dám nghĩ dám làm, đến nay anh Lê Văn Minh tại xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng đã gây dựng trang trại nuôi thỏ gần 500 con
Trang trại nuôi chim, gà quý hiếm của chị Nguyễn Thị Kim Duyên, thôn Cây Quýt 1, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn, Tuyên Quang) được biết đến là một trong những mô hình.
Áp dụng giống mận (roi) tốt, chăm sóc kỹ kếp hợp nguồn nước màu mỡ của phù sa sông Hậu giúp người dân phường Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ thu nhập.
Mô hình trồng sả trên cát hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cho người dân đồng thời mở ra hướng mới trong sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu.