Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Ong Làm Mật

Mùa Ong Làm Mật
Ngày đăng: 08/04/2014

Khi hoa vải thiều bung nở cũng là lúc hàng chục nghìn đàn ong khắp các nơi trong cả nước "bay” về Lục Ngạn - Bắc Giang (huyện có 18 nghìn ha vải thiều) "đánh” mật. Mùa khai thác mật ong lớn nhất trong năm ở vương quốc vải thiều đã bắt đầu.

"Vựa” mật

Ông Nguyễn Duy Chương (quê Ninh Bình) – chủ nuôi ong ngoại có hơn 10 năm kinh nghiệm chuyển trại ong 500 đàn từ Đắc Lắc về thôn Bắc Một, xã Quý Sơn khai thác mật hoa vải thiều.

Khi chúng tôi đến thăm, ông Chương cũng vừa nhờ xong vị trí đặt đàn ong trong vườn vải rộng gần 2 ha của gia đình ông Ngô Văn Nhật. Công việc của chủ trại ong lúc này là tháo nêm các cầu vệ sinh tổ, kiểm tra lại ong chúa, chuẩn bị các vật dụng cần thiết để bước vào vụ khai thác mật mới.

Để di chuyển được đàn ong với khoảng cách hơn 1.000 km từ Đắc Lắc về đây, ông Chương tốn khoảng 70 triệu đồng tiền thuê xe ô tô tải và công bốc vác.

Tuy nhiên, theo các chủ nuôi ong thì với diện tích vải thiều lớn và trồng tập trung, hoa vải lại nhiều mật nên nếu thời tiết thuận lợi thì chỉ khoảng 20 ngày khai thác mật hoa ở Lục Ngạn, sản lượng mật đã bằng cả năm khai thác mật cao su, cà phê, keo… ở trong Nam.

Cách trại ong của ông Chương khoảng 500 m, tại vườn vải thiều nhà ông Lăng Văn Cun (cùng thôn) cũng có chủ nuôi ong ngoại nhờ địa điểm đặt 300 đàn. Đó là trại ong của anh Đào Văn Chung đến từ Phú Thọ. Mới bước vào nghề kinh nghiệm chưa nhiều, anh Chung vận chuyển trại ong từ Đắc Lắc ra Lục Ngạn vào đúng đợt rét cuối vụ và mưa phùn nên đàn ong chết mất khoảng 10%. "Tôi lo và xót ruột quá. Chỉ mong trời nắng lên để mùa khai thác mật được thuận lợi” – anh Chung nói.

Theo UBND xã Quý Sơn, tại xã hiện có 150 trại ong chủ yếu là của người trong Nam về nhờ địa điểm, mỗi trại có từ 300 – 600 đàn ong Ý. Khi vận chuyển đàn ong về đây, chủ trại ong đều trực tiếp liên hệ với các hộ dân có vườn vải thiều đẹp, thuận đường giao thông và có điều kiện dễ quản lý đàn ong.

Tạo điều kiện tốt nhất cho người nuôi ong

Cùng với Quý Sơn, Thanh Hải cũng là xã có diện tích cây ăn quả lớn của huyện Lục Ngạn. Với gần 800 ha vải thiều đang độ nở hoa, các vườn thu hút 26 trại ong (mỗi trại có từ 500 – 900 đàn ong Ý) của chủ nuôi ong ở trong và ngoài tỉnh về khai thác mật. Trại ong có 800 đàn đang đặt tại thôn Đồng Tuấn, xã Thanh Hải của hai chủ là ông Nguyễn Huy Chung (quê Hòa Bình) và ông Nguyễn Văn Điệp (quê Hải Dương) là một điển hình.

Do nắm bắt tình hình hoa vải thiều sẽ nở và vận chuyển đàn ong ra Lục Ngạn kịp thời nên khi chúng tôi đến thăm, trại ong của ông Chung đã được khai thác (quay) đợt mật đầu tiên. Để khai thác hết mật của các đàn ong, ông Chung đã phải thuê đến 7 nhân lực ở địa phương làm các công việc như: Dỡ, vận chuyển cầu về máy quay mật, cắt gọt bớt sáp ong thừa và quay lấy mật…

Ông Chung cho biết: "Khi bỏ cả trăm triệu đồng để vận chuyển đàn ong về Lục Ngạn, chúng tôi muốn khai thác được nhiều mật ong nhất nên việc phân bố vị trí đàn ong sẽ phải tính toán khoa học, hợp lý giữa các chủ trại ong với nhau. Đợt khai thác đầu tiên này, cả trại ong của tôi ước chỉ thu về khoảng 2 tấn mật, ít hơn các vụ trước do thời tiết xấu kéo dài”.

Ở gần đó, trại ong 900 đàn của anh Phạm Minh Dương (quê Bình Dương) cũng đang chuẩn bị bước vào đợt khai thác mật đầu tiên. Anh Dương cho biết, đây là năm thứ 2 anh đưa đàn ong về Lục Ngạn. Sản lượng mật hoa vải thiều khai thác được nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố.

Thứ nhất thời tiết thuận lợi, trời nắng đẹp, mật hoa đặc thì ong sẽ lấy mật nhanh (thường chỉ từ 2 – 3 ngày được quay mật một lần); thứ hai là đàn ong phải khỏe, trong tổ phải bảo đảm có từ 8 – 10 cầu khai thác mật mới nhanh. Nếu như hoa vải có nhiều mật mà đàn ong yếu thì việc khai thác cũng kém. Trong điều kiện thời tiết đẹp thì người nuôi ong có thể quay được 6 lần mật hoa vải thiều/vụ. Bình thường chỉ cần quay được 4 -5 lần cũng là tốt lắm rồi.

Đánh giá về mùa khai thác mật hoa vải thiều năm nay, ông Leo Văn Phúc, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT Lục Ngạn cho biết: "Ước tính toàn huyện Lục Ngạn có từ 70 – 80 nghìn đàn ong ngoại của các chủ nuôi ong ở khắp các tỉnh, thành phố về khai thác mật hoa vải, trong đó có hơn 10 nghìn đàn ong của người dân trong tỉnh.

Năm nay vải thiều ra nhiều hoa nhưng thời tiết không thuận lợi (độ ẩm trong không khí cao, trời thường xuyên có mưa), vì thế hoa vải thiều có ít mật hoặc mật loãng nên sản lượng khai thác sẽ kém hơn nhiều so với những năm trước.


Có thể bạn quan tâm

Ruộng Ngập Úng, Lỗi Do… Thiết Kế Ruộng Ngập Úng, Lỗi Do… Thiết Kế

Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.

18/07/2014
Thiếu Cây Giống Sâm Ngọc Linh Do Sâm Non Chết Hàng Loạt Thiếu Cây Giống Sâm Ngọc Linh Do Sâm Non Chết Hàng Loạt

Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.

18/07/2014
Thí Điểm Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị Cần Đầu Tư Đồng Bộ Thí Điểm Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị Cần Đầu Tư Đồng Bộ

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia trong chuỗi từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ với tinh thần chung là sẽ tập trung nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngành cá ngừ, tạo ra liên kết chặt chẽ theo chuỗi giữa các khâu, đảm bảo giá trị kinh tế.

05/12/2014
Sôi Sùng Sục Cây Hồ Tiêu Sôi Sùng Sục Cây Hồ Tiêu

Mức giá hồ tiêu đầu năm 2014 tưởng được coi là kỷ lục với 145 ngàn/kg, nhưng đến tháng 7 còn lên tới 190 ngàn/kg. Giá tiêu càng hấp dẫn, nhiều nhà vườn càng chạy đua trồng tiêu.

18/07/2014
Lối Đi Nào Cho Ngành Cá Tra? Lối Đi Nào Cho Ngành Cá Tra?

Nếu lấy mốc thời gian năm 1996 (thời điểm Công ty Agifish xuất khẩu container cá basa đầu tiên vào thị trường Mỹ) để đề cập đến quá trình phát triển của một sản phẩm quốc gia thì đến nay, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đã “ngót nghét” gần 20 năm. Trong quãng thời gian ấy, có hàng chục ngàn người làm giàu một cách nhanh chóng, nhà máy chế biến thủy sản ra đời như “nấm mọc sau mưa”.

05/12/2014