Thu hoạch lúa hè thu chạy đua với mưa lũ
Vụ thu hoạch lúa hè thu ở Cẩm Xuyên đã bắt đầu từ cả chục ngày nay. Lúa chín rã ngoài đồng, bà con hết đổ trà này ra phơi lại vội vàng chuẩn bị dụng cụ cho trà gặt khác. Chẳng thế mà, từ ngày đầu tư chiếc máy gặt đập liên hợp, ông Nguyễn Văn Thuần (thôn 3, Cẩm Quan) chẳng có lấy một ngày nghỉ. “Càng lúc lúa chín càng đều, người ta thúc giục thường xuyên. Có lúc máy chẳng kịp nghỉ, chạy từ sáng đến đêm khuya!” - ông Thuần cho hay.
Chạy đua với thời vụ, chẳng ai có thời gian để chuyện trò, người đã có được máy thì lo chạy theo gom nốt những bông lúa còn sót lại trên đồng, người chưa thuê được thì ruột gan như lửa nung. Bà Phan Thị Thìn (Cẩm Huy) cho biết: “Chưa có máy nên tôi phải huy động chị em giúp gặt tay, được sào nào hay sào đấy, chứ ngồi chờ nóng ruột lắm. Chưa năm nào vụ hè thu lại được mùa như năm nay, chắc chắn năng suất đạt 3 tạ/sào đấy cô ạ”.
Tránh cái nắng cháy lưng vào ban ngày, bà con nông dân Thạch Hà ra đồng từ lúc gà chưa gáy sáng. Anh Nguyễn Hữu Đức (thôn Tiến Bộ, Thạch Tân) cho biết: “Những năm trước, chúng tôi còn gặt “trăng sáng”, nhưng bây giờ, máy gặt đập liên hợp nhiều nên cũng đỡ, có điều không “tăng bo” máy gặt tay thì vẫn không kịp.
Chúng tôi phải tranh thủ gặt những nơi ruộng sâu trũng, ruộng lẻ trước”. Mấy ngày nay, trời vần vũ mây đen, thỉnh thoảng những cơn mưa bất chợt kéo đến làm bà con thêm tất bật. Thứ thì lúa trên đồng, thứ lúa phơi trong nhà, cứ nghe trời ầm ù tiếng sấm là bà con lại “vắt chân lên cổ”.
Trong khi đó, vùng bãi ngang Thạch Hà đã cơ bản “gọn” vụ thu hoạch hè thu (gần 90% diện tích). Bên cạnh “ăn chắc” thì huyện đã chú trọng bộ giống chất lượng, nhờ đó, năng suất, chất lượng sản phẩm được cải thiện đáng kể.
Ông Nguyễn Văn Thuận - Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Ngoài xuân mai 12, KD thì năm nay, các giống chất lượng như thiên ưu 8, BTE-1 chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu. Đây là những giống có tiềm năng năng suất cao (55-56 tạ/ha), chất lượng gạo ngon. Hiện nay, toàn huyện đã thu hoạch gần 71% diện tích, năng suất bình quân đạt 50-50,5 tạ/ha, cao hơn năm ngoái 5,5 tạ/ha. Theo kế hoạch, vụ thu hoạch lúa hè thu sẽ kết thúc trước 10/9”.
Giống thiên ưu 8 cũng đang “ghi dấu” mùa bội thu trên huyện lúa Can Lộc, chiếm 40% diện tích (3.560 ha), cánh đồng nối dài từ Khánh Lộc, Quang Lộc rồi Kim Lộc, Trung Lộc, lúa dày khít, từng bông xếp chồng lên nhau trĩu hạt. Được biết, năng suất ở những xã trọng điểm lúa còn vượt bình quân 5-6 tạ/ha.
Ông Phan Văn Cường - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện chia sẻ: “Bắt đầu thu hoạch từ 30/8, đến nay, chúng tôi đã gọn gần 60% rồi. Toàn huyện đã đầu tư 47 máy gặt đập liên hợp (riêng Khánh Lộc có đến 8 máy). Ngoài ra, các xã, HTX còn hợp đồng thuê thêm máy ở tỉnh bạn nên lúc nào trên đồng ruộng cũng có 3-4 máy/xã. Nhờ đó, tiến độ thu hoạch rất nhanh. Chúng tôi đang tập trung đốc thúc các xã hoàn thành trước 10/9”.
Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch trên 66,4% diện tích. Trong khi một số địa phương đã gần “chạm đích” như: Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà thì vẫn có một số nơi tỷ lệ đại trà còn thấp như: Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê.
Nguyên nhân chính là do những địa phương này chịu hạn hán gay gắt đầu vụ, khiến vụ lúa chậm so với kế hoạch gần 1 tháng. Để lúa “chạy” nhanh hơn mưa lũ, kịp với hạn mốc sau cùng mà tỉnh đưa ra là 15/9 thì lúa chín 70% là các địa phương có thể gặt để tránh rủi ro do mưa lũ.
n hợp, ông Nguyễn Văn Thuần (thôn 3, Cẩm Quan) chẳng có lấy một ngày nghỉ. “Càng lúc lúa chín càng đều, người ta thúc giục thường xuyên. Có lúc máy chẳng kịp nghỉ, chạy từ sáng đến đêm khuya!” - ông Thuần cho hay.
Chạy đua với thời vụ, chẳng ai có thời gian để chuyện trò, người đã có được máy thì lo chạy theo gom nốt những bông lúa còn sót lại trên đồng, người chưa thuê được thì ruột gan như lửa nung. Bà Phan Thị Thìn (Cẩm Huy) cho biết: “Chưa có máy nên tôi phải huy động chị em giúp gặt tay, được sào nào hay sào đấy, chứ ngồi chờ nóng ruột lắm. Chưa năm nào vụ hè thu lại được mùa như năm nay, chắc chắn năng suất đạt 3 tạ/sào đấy cô ạ”.
Tránh cái nắng cháy lưng vào ban ngày, bà con nông dân Thạch Hà ra đồng từ lúc gà chưa gáy sáng. Anh Nguyễn Hữu Đức (thôn Tiến Bộ, Thạch Tân) cho biết: “Những năm trước, chúng tôi còn gặt “trăng sáng”, nhưng bây giờ, máy gặt đập liên hợp nhiều nên cũng đỡ, có điều không “tăng bo” máy gặt tay thì vẫn không kịp. Chúng tôi phải tranh thủ gặt những nơi ruộng sâu trũng, ruộng lẻ trước”. Mấy ngày nay, trời vần vũ mây đen, thỉnh thoảng những cơn mưa bất chợt kéo đến làm bà con thêm tất bật. Thứ thì lúa trên đồng, thứ lúa phơi trong nhà, cứ nghe trời ầm ù tiếng sấm là bà con lại “vắt chân lên cổ”.
Trong khi đó, vùng bãi ngang Thạch Hà đã cơ bản “gọn” vụ thu hoạch hè thu (gần 90% diện tích). Bên cạnh “ăn chắc” thì huyện đã chú trọng bộ giống chất lượng, nhờ đó, năng suất, chất lượng sản phẩm được cải thiện đáng kể. Ông Nguyễn Văn Thuận - Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Ngoài xuân mai 12, KD thì năm nay, các giống chất lượng như thiên ưu 8, BTE-1 chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu. Đây là những giống có tiềm năng năng suất cao (55-56 tạ/ha), chất lượng gạo ngon. Hiện nay, toàn huyện đã thu hoạch gần 71% diện tích, năng suất bình quân đạt 50-50,5 tạ/ha, cao hơn năm ngoái 5,5 tạ/ha. Theo kế hoạch, vụ thu hoạch lúa hè thu sẽ kết thúc trước 10/9”.
Giống thiên ưu 8 cũng đang “ghi dấu” mùa bội thu trên huyện lúa Can Lộc, chiếm 40% diện tích (3.560 ha), cánh đồng nối dài từ Khánh Lộc, Quang Lộc rồi Kim Lộc, Trung Lộc, lúa dày khít, từng bông xếp chồng lên nhau trĩu hạt. Được biết, năng suất ở những xã trọng điểm lúa còn vượt bình quân 5-6 tạ/ha. Ông Phan Văn Cường - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện chia sẻ: “Bắt đầu thu hoạch từ 30/8, đến nay, chúng tôi đã gọn gần 60% rồi. Toàn huyện đã đầu tư 47 máy gặt đập liên hợp (riêng Khánh Lộc có đến 8 máy). Ngoài ra, các xã, HTX còn hợp đồng thuê thêm máy ở tỉnh bạn nên lúc nào trên đồng ruộng cũng có 3-4 máy/xã. Nhờ đó, tiến độ thu hoạch rất nhanh. Chúng tôi đang tập trung đốc thúc các xã hoàn thành trước 10/9”.
Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch trên 66,4% diện tích. Trong khi một số địa phương đã gần “chạm đích” như: Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà thì vẫn có một số nơi tỷ lệ đại trà còn thấp như: Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê. Nguyên nhân chính là do những địa phương này chịu hạn hán gay gắt đầu vụ, khiến vụ lúa chậm so với kế hoạch gần 1 tháng. Để lúa “chạy” nhanh hơn mưa lũ, kịp với hạn mốc sau cùng mà tỉnh đưa ra là 15/9 thì lúa chín 70% là các địa phương có thể gặt để tránh rủi ro do mưa lũ.
Có thể bạn quan tâm
Nạn phá rừng, vận chuyển gỗ lậu ở miền tây Nghệ An hiện đang vô cùng nhức nhối. Chính đội trưởng đội kiểm lâm cơ động số 1 Chi cục Kiểm lâm Nghệ An Lê Xuân Đình thừa nhận: “Mỗi năm có hơn ngàn khối gỗ trôi về xuôi”...
Trong vài năm gần đây, bà con nông dân huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang trồng lạc thu đông trên chân đất đậu tương hè, lúa mùa sớm bán giống trồng lạc vụ xuân cho thu nhập cao. Trồng thâm canh 1 sào Bắc bộ lạc thu đông, năng suất 90-100kg, cho thu 1,8-2 triệu đồng
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, có trên 980 ha tôm nuôi của địa phương này trong tuần qua tiếp tục bị chết, nâng tổng số diện tích tôm chết ở đây từ đầu năm đến nay là hơn 11.770 ha, tăng gần 2.000 ha so với thời điểm giữa tháng 7
Cá vồ cờ được ngư dân mệnh danh là “thủy quái” trên dòng Mekong bởi vóc dáng khổng lồ và sự hung hãn. Gọi là vồ cờ vì cái kỳ trên lưng nó vươn cao như ngọn cờ; lúc nó bơi, kỳ rẽ sóng dũng mãnh như cá mập tung hoành ngoài biển khơi
Tại Nghệ An, bước vào vụ xuân 2011 này, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo gieo trồng 50 ha, trong đó điểm tập trung lớn nhất là tại xã Nghĩa Lộc thuộc huyện Nghĩa Đàn, đã gieo cấy đến 38ha