Thu Hoạch Hơn 30% Diện Tích Nuôi Tôm Vụ Xuân Hè

Theo Chi cục NTTS hiện bà con nuôi tôm đang tích cực xuống đồng thu hoạch tôm. Sau hai tuần toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được hơn 30% diện tích nuôi tôm vụ Xuân Hè.
Trong đó, thu hoạch chủ yếu tại các vùng nuôi tôm tập trung ở các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), còn các địa phương khác đang thu hoạch rải rác.
Vụ tôm Xuân Hè năm này nhờ thời tiết tương đối thuận lợi; người nuôi chịu khó đầu tư nâng cấp ao nuôi; lựa chọn con giống đảm bảo và tuân thủ các quy trình kỹ thuật về chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh nên được mùa, năng suất bình quân ước đạt 5 tấn/ha đối với nuôi tôm thâm canh. Đặc biệt, năm nay, giá tôm chính vụ tăng cao so với năm trước hơn 30 giá, từ 105 - 110 nghìn đồng/kg (cỡ tôm 100 con).
Dự kiến cuối tháng 8 toàn tỉnh sẽ thu hoạch xong hơn 3000 ha diện tích nuôi tôm vụ Xuân Hè.
Có thể bạn quan tâm

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2014 của Huyện đoàn Tây Giang. Trong 3 ngày, hơn 50 đoàn viên thanh niên niên cùng với người dân bản địa đã tiến hành phát quang bụi rậm, cuốc đất, dọn cỏ… trên diện tích 6ha để chuẩn bị trồng lúa nước trong thời gian sắp tới.

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn vừa phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa triển khai dự án quy hoạch cánh đồng mẫu lớn với cây cà phê tại huyện Xuân Lộc. Toàn huyện hiện có 1.250 hécta cây cà phê. Năng suất trung bình còn thấp, chỉ đạt gần 26 tạ/hécta/vụ do sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, kỹ thuật canh tác lạc hậu.

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.

Đồng Nai hiện có 89 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, trong đó 80% hoạt động yếu, kém. Nhưng ngay cả các HTX hoạt động hiệu quả cũng chủ yếu ở lĩnh vực đầu tư sản xuất; còn lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh để tìm đầu ra cho nông sản hầu như chưa có.

Theo Cục Chăn nuôi, chất cấm trong chăn nuôi chủ yếu là salbutamol, clenbuterol và ractopamine thuộc nhóm beta-agonist. Salbutamol có tác dụng thúc cho heo lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn, màu sắc thịt đỏ hơn...