Thu Hoạch Hơn 30% Diện Tích Nuôi Tôm Vụ Xuân Hè

Theo Chi cục NTTS hiện bà con nuôi tôm đang tích cực xuống đồng thu hoạch tôm. Sau hai tuần toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được hơn 30% diện tích nuôi tôm vụ Xuân Hè.
Trong đó, thu hoạch chủ yếu tại các vùng nuôi tôm tập trung ở các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), còn các địa phương khác đang thu hoạch rải rác.
Vụ tôm Xuân Hè năm này nhờ thời tiết tương đối thuận lợi; người nuôi chịu khó đầu tư nâng cấp ao nuôi; lựa chọn con giống đảm bảo và tuân thủ các quy trình kỹ thuật về chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh nên được mùa, năng suất bình quân ước đạt 5 tấn/ha đối với nuôi tôm thâm canh. Đặc biệt, năm nay, giá tôm chính vụ tăng cao so với năm trước hơn 30 giá, từ 105 - 110 nghìn đồng/kg (cỡ tôm 100 con).
Dự kiến cuối tháng 8 toàn tỉnh sẽ thu hoạch xong hơn 3000 ha diện tích nuôi tôm vụ Xuân Hè.
Related news

Tôm tích là loài thuỷ sản đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau). Mặc dù vậy nhưng nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín (28 tuổi), ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới, huyện Năm Căn, là người tiên phong nuôi thử nghiệm tôm tích đem lại hiệu quả cao.

Buổi hội thảo với chủ đề “Tôn vinh nhà lãnh đạo ngành NTTS Việt Nam – Celebrating Leadership in Vietnam’s Aquaculture Industry”. GAA gọi buổi hội thảo này là một “sự kiện đặc biệt” nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nhận thức về sự cần thiết của việc tăng cường các hoạt động có trách nhiệm giúp các trại nuôi thủy sản có quy mô vừa và nhỏ dễ dàng thâm nhập thị trường.

Cầm cố sổ nghêu, mới nghe hết sức xa lạ nhưng việc này đang diễn ra rầm rộ ở vùng ven biển Bến Tre, nơi có nghề nuôi nghêu và xuất khẩu nghêu nổi tiếng ở ĐBSCL từ nhiều năm qua.

Những năm gần đây, giá tiêu tăng cao nên người dân đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên do chưa nắm vững kỹ thuật nên tình trạng sâu bệnh xuất hiện nhiều, khó phòng trừ. Đáng lo ngại là hiện nay nhiều người trồng tiêu vì lợi nhuận trước mắt khai thác cạn kiệt làm cho cây tiêu mau xuống sức, thoái hóa.

Được chọn từ những cây lúa tốt nhất của giống IR 50404, giống lúa AP 2010 của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú với nhiều đặc tính vượt trội hơn đã cơ bản thay thế được giống lúa IR 50404 truyền thống của nông dân An Giang nói riêng, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung.