Thu gom rác thải khu vực nông thôn mới đạt 10%

Theo Bộ TNMT, chủ đề trên nhằm nhấn mạnh vai trò của khu vực nông thôn Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT) cũng như công tác xây dựng NTM, hướng tới nền sản xuất tiên tiến và bền vững.
Tỷ lệ thu gom rác tại các vùng ven đô thị đạt 80%, song các vùng sâu, xa mới đạt 10%.
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2014 chuyên đề “Môi trường nông thôn” cho thấy, dân số khu vực nông thôn chiếm khoảng 67% dân số cả nước, ước tính khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi năm khoảng 6,6 triệu tấn, tỷ lệ thu gom tại các vùng ven đô thị đạt khoảng 80%, nhưng tại một số vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, tỷ lệ thu gom mới đạt 10%.
Hầu hết rác thải không được thu gom, xử lý mà người dân thường đổ tự phát tràn lan ra ao hồ, sông ngòi, cánh đồng, quanh nhà...
Điều này khiến chất lượng môi trường khu vực nông thôn ngày càng xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người dân.
Tại buổi lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2015, mới diễn ra tại thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên), Thứ trưởng Bộ TNMT Chu Phạm Ngọc Hiển nhấn mạnh:
“Với hơn 80% diện tích cả nước, nông thôn đang giữ vai trò là vành đai xanh, góp phần giữ cân bằng sinh thái giữa vùng nông thôn và thành thị.
Nông nghiệp, nông thôn cũng giữ vai trò trọng tâm, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung cấp nguyên liệu, hàng hóa cho công nghiệp và xuất khẩu.
Do đó, việc chung tay BVMT, đặc biệt là BVMT khu vực nông thôn rất quan trọng”.
Bộ TNMT cũng kêu gọi các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cùng các địa phương quan tâm hơn nữa việc tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức về BVMT cho nhân dân; biến ý thức BVMT thành ý thức tự giác và thể hiện bằng những hành động cụ thể như:
Phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế sử dụng túi nylon, sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên liệu, trồng thêm cây xanh, vệ sinh môi trường quanh gia đình, cơ quan và nơi công cộng…
Có thể bạn quan tâm

Điểm mới nhất của chương trình sản xuất hàng hóa chất lượng cao (CLC) năm 2015 là việc TP Hà Nội chuyển giao về các huyện triển khai. Hiệu quả của chương trình trong 5 năm qua đã trở thành động lực thúc đẩy các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích với nhiều giống lúa cho năng suất và chất lượng hơn.

Nhằm tiết kiệm nguồn nước cũng như để duy trì sản xuất trong mùa khô hạn, nhiều nông dân ở thôn Sơn Hải 2 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) đã chủ động lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, nhờ đó nhiều diện tích đất trước đây vào mùa khô thường bỏ hoang hoặc cho năng suất cây trồng thấp, nay đã được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả.

Thực hiện kế hoạch chuyển đổi 642 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại màu, đến nay huyện Tiểu Cần đã chuyển đổi được 141ha đất giồng cát, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng 02 vụ màu – 01 vụ lúa, hoặc chuyên sản xuất cây màu, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân tại các khu vực này.

Giá nhiều loại lúa, gạo hiện giảm bình quân khoảng 100 - 150 đồng/kg so với cách nay khoảng 1 tuần.

Sau thời gian chịu khó học hỏi và đầu tư xây dựng mô hình phát triển kinh tế mới, giờ đây gia đình chị Phạm Thị Liên ở thôn Tú Loan 2, xã Quảng Hưng (Quảng Trạch - Quảng Bình) đã có một cuộc sống đủ đầy, mỗi năm thu nhập trên 300 triệu đồng từ trang trại nuôi đà điểu...