Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Thu Nhập Cao, Tốn Ít Diện Tích

Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Thu Nhập Cao, Tốn Ít Diện Tích
Ngày đăng: 27/12/2013

“Sau 20 năm nuôi gia cầm không hiệu quả, tôi chuyển sang nuôi chim bồ câu Pháp. Từ 200 đôi chim giống ban đầu, nay tôi nuôi 1.000 đôi chim bố mẹ. Bồ câu Pháp dễ nuôi, tốn ít thời gian chăm sóc lại cho thu nhập ổn định nên tôi quyết định chuyển hướng đầu tư cho con vật này”, ông Nguyễn Thế Hường, một trong những người đầu tiên ở xã Hoằng Trinh (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) thành công với mô hình nuôi chim bồ câu cho biết như vậy.

Lập nghiệp

Từ chiến trường trở về năm 1989, cựu chiến binh Nguyễn Thế Hường bắt tay vào xây dựng kinh tế gia đình và xác định cuộc chiến “cơm áo, gạo tiền” cũng gay go, quyết liệt không kém thời cầm súng. Tuy nhiên, với ý chí vươn lên thoát nghèo của người lính, ông đã không ngừng học hỏi, tìm kiếm hướng đi mới cho riêng mình.

Từ những đêm mất ngủ, ông nhận ra rằng: Cách tốt nhất để phát triển kinh tế ở vùng quê thuần nông như Hoằng Trinh là tìm cách nâng cao năng suất, hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Vì thế, ngay từ đầu ông đã lựa chọn cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho bà con.

Ông huy động vốn từ anh em, họ hàng mua máy cày, máy gặt rồi máy xay xát phục vụ nhân dân. Từ số vốn tích lũy ban đầu, ông tiếp tục đầu tư mua giống gia cầm về nuôi thử. Sau một thời gian thấy thu nhập ổn định, ông quyết định suy nghĩ nghiêm túc hơn về mô hình này.

Ông cho rằng, nếu cứ đi mua giống từ các lò ấp khác về nuôi thì lời lãi không được bao nhiêu nên đã đầu tư mua máy ấp trứng gia cầm về làm thử, giống gia cầm ấp được bao nhiêu mọi người hỏi mua hết bấy nhiêu. Thấy hiệu quả, ông Hường đầu tư mua thêm 6 cái máy ấp trứng với công suất 1.200 con giống/máy.

“Ngày đầu lập nghiệp, tôi gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn đủ đường, may nhờ sự động viên của mọi người trong gia đình và bạn bè nên tôi mới đủ sức vượt qua. Giờ đây, con cái tôi được ăn học đầy đủ, cuộc sống gia đình cũng ổn định hơn”, ông Hường tâm sự.

Hướng đi mới

Một cơ hội mới đã mở ra cho ông Hường sau những chuyến tham quan các trang trại bên Hàn Quốc, Trung Quốc… Tại đó, ông đã học được cách nuôi chim bồ câu Pháp. Đây là loại gia cầm có sức đề kháng không kém gì bồ câu ta trong khi giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều. Theo giá thị trường, chim bồ câu ta thương phẩm đạt khoảng 40.000-50.000 đồng/con, riêng bồ câu Pháp giá 110.000 đồng/con, chim giống 400.000- 500.000 đồng/con.

Thấy mô hình nuôi mới lạ mà thu nhập lại cao nên có nhiều khách hàng đến nhà ông đặt mua con giống và chim thịt. Hiện, gia đình ông sản xuất không kịp với nhu cầu thị trường, trừ chi phí, thu về cả trăm triệu đồng.

Điều đáng nói là, mô hình này không tốn nhiều diện tích, 1,1m2 nuôi được 8 con; khi chim trưởng thành (đã biết bay) nên tách sang chuồng khác; nếu chim có biểu hiện “gật gù” liên tục, hay chăm sóc cho nhau thì tiến hành ghép đôi chuẩn bị cho đẻ. Thông thường, từ lúc chim đẻ trứng đến khi nở mất khoảng 20 ngày, 40 ngày sau chim biết bay, thức ăn của bồ câu chủ yếu là lúa, ngô, thỉnh thoảng pha trộn ít muối vào cát để cho chim ăn.

Ông Hường cho biết: “Nuôi chim bồ câu Pháp hiệu quả hơn nuôi gia cầm, tuy nhiên, cần chú ý tới khâu vệ sinh, chuồng trại lúc nào cũng phải thông thoáng thì chim con mới nhanh lớn. Hiện, nhu cầu trên thị trường khá lớn, do đó tới đây tôi sẽ mở rộng thêm chuồng trại nuôi 4.000 đôi theo công nghệ hiện đại”.

Gia đình ông Hường đang tạo việc làm cho 3- 4 công nhân, với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Với ý chí vươn lên làm giàu từ trong khó khăn, ông đã được ngành chức năng, các cấp chính quyền tặng nhiều giấy khen, bằng khen.

Với cơ ngơi khang trang, con cái được ăn học thành tài, ông Hường đã chứng minh cho mọi người thấy, chỉ cần có quyết tâm, chăm chỉ làm ăn, biết tìm tòi khám phá cái mới thì việc làm giàu không phải là khó.


Có thể bạn quan tâm

Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Từ Cộng Đồng Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Từ Cộng Đồng

Sóc Trăng nằm trong vùng biển bồi, hệ thống rừng phòng hộ trên 6.000 ha, mức độ nhiễm mặn khác nhau nên tạo ra điều kiện tốt nhất để các giống loài thủy sản sinh sản, phát triển, tái tạo nguồn lợi cho biển, cho vùng nội đồng.

05/04/2014
Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Bảy Tháng Đầu Năm Đạt 17,43 Tỉ USD Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Bảy Tháng Đầu Năm Đạt 17,43 Tỉ USD

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng tháng 7 ước đạt 2,38 tỉ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm 2014 lên 17,43 tỉ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2013.

28/07/2014
Cước Vận Tải Đè Nặng Xuất Khẩu Thủy Sản Cước Vận Tải Đè Nặng Xuất Khẩu Thủy Sản

Kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản quý I/2013 đã có sự bứt phá mạnh với mức tăng 35% so với năm trước. Tuy nhiên, sang quý II, các DN thủy sản đang vấp phải trở ngại khi cước vận tải biển đi EU đã tăng từ 600 – 1.200 USD/container tùy loại 20 feet hoặc 40 feet.

05/04/2014
Giá Tôm Thái Lan Đang Hạ Nhiệt Giá Tôm Thái Lan Đang Hạ Nhiệt

Giá tôm nguyên liệu tại Thái Lan có chiều hướng giảm. Tuần đầu tháng 3, tôm cỡ 60 con/kg có giá 225 - 260 bạt/kg, giảm so với 278 - 280 bạt/kg trung tuần tháng 2.

05/04/2014
Nuôi Cá Chép Giòn Giá Gần Nửa Triệu/kg Ở Miền Tây Nuôi Cá Chép Giòn Giá Gần Nửa Triệu/kg Ở Miền Tây

Và thật độc đáo, thịt cá dai dai, sừn sựt. Hỏi thì nhiều quản lý nhà hàng bảo rằng đó là giống cá chép của Nga, được nhập về theo dạng cá con và phải nuôi bằng thức ăn đặc biệt. Chính vì vậy, giá của cá mới lên đến 400.000 đồng/kg tại nhà hàng, cao hơn vài lần so với cá chép bình thường.

28/07/2014