Khánh Hòa Sẽ Không Cấp Phép Cho Nuôi Tôm Lót Bạt Trên Cát

Trước mắt, UBND tỉnh sẽ không cấp phép cho nuôi mới, còn với những hộ đã thả nuôi yêu cầu phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nguyên nhân là vì hình thức nuôi này có thể để lại những hậu quả khó khắc phục về môi trường, mặc dù hiệu quả ban đầu là khá cao.
Tại tỉnh Khánh Hòa, chỉ tính riêng vùng nuôi tôm lót bạt trên cát tại xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh với diện tích khoảng 30 ha, hàng năm nuôi được đến hơn 2.000 tấn tôm thương phẩm. Doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Bí quyết của các hộ nuôi tôm ở đây là khoan giếng ở độ sâu từ vài mét đến vài chục mét để lấy nước ngầm cấp các ao nuôi.
Tuy nhiên, hệ thống giếng khoan dày đặc đã làm mạch nước ngầm ở các khu dân cư của xã Vạn Thọ suy giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó, mỗi ha nuôi tôm lót bạt trên cát, sẽ thải ra môi trường đến 15 tấn chất thải trong mỗi vụ.
Có thể bạn quan tâm

Giống chanh tứ thời đang được trồng nhiều ở xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái bởi đây là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao 100 - 130 triệu đồng/ha

Cùng với cây cam sành, cây chanh tứ mùa giúp nhiều hộ nông dân ở xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) “hái ra tiền”.

Với nguồn thu nhập hơn 1,5 tỷ đồng/năm từ sản xuất, chăn nuôi và làm dịch vụ nông nghiệp, ông Đạo Thanh Thích được tặng danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc

Mô hình nuôi gà lai Hồ của gia đình anh Đoàn đã mở ra hướng mới cho nông dân nơi đây, nhất là khi khuyến nông tỉnh Bắc Giang đang tích cực nhân rộng chăn nuôi

Chỉ cần tận dụng phụ phẩm rau, củ, quả, xác động vật, những thứ bỏ đi của các phế phẩm là nuôi được loài côn trùng đẻ ra trứng đem về lợi nhuận tốt.