Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu chục triệu mỗi tháng nhờ nghề đặt trúm lươn

Thu chục triệu mỗi tháng nhờ nghề đặt trúm lươn
Ngày đăng: 07/09/2015

Cùng với nghề cào bắt cá và hến, câu ếch, soi ếch... nghề đặt trúm bắt lươn ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như: Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Cao Lãnh, Tháp Mười... cũng đang phát triển mạnh. Nhiều nông hộ ở đây nhờ nghề đặt trúm bắt lươn mà đã vượt qua cảnh khốn khó lúc nông nhàn.

Đặt trúm bắt lươn đang là  nghề chính để tạo việc làm và đem lại nguồn thu nhập chính cho vợ chồng anh Trần Văn Đường và chị Trần Thị Thừa ở ấp Tây, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Chị Thừa cho hay: “Muốn bắt được nhiều lươn, không chỉ phải biết thời gian, địa điểm đặt ống trúm và đặt bằng cách nào, mà còn phải chọn mồi ngon để dẫn dụ lươn vào trúm.

Lươn thường sinh sống dưới lớp bùn cả ngày, ban đêm mới đi kiếm ăn. Món ngon-hấp dẫn của lươn chủ yếu là cá, tép, cua, ốc… bằm nhuyễn để cho có mùi thum thủm hoặc là con trùn (giun) hay ếch-nhái nướng cho thơm…”. 

Sau khi bỏ mồi vào các ống trúm xong, tôi cùng với vợ chồng anh Đường đẩy xe dọc theo tuyến Quốc lộ 30 thuộc địa phận xã Tân Thạnh đến thị trấn Thanh Bình và xã Bình Thành, rồi đi dọc tuyến Tỉnh lộ 843 thuộc các xã Tân Phú, Tân Mỹ... tìm nơi để đặt trúm. Đặt trúm xong, đợi đến 5 - 8 giờ sáng hôm sau đi dỡ trúm thu hoạch lươn.

Nông dân vùng Đồng Tháp Mười đặt trúm bắt lươn.

Anh Đường bày tỏ: Nghề đặt trúm bắt lươn rất đơn giản, vừa tiện lợi - vừa ít tốn kém mà mang lại hiệu quả cao. Chỉ cần vài trăm ngàn đồng là sắm được vài chục cái trúm bắt lươn. Ống trúm là một đoạn tre bọng ruột dài trên-dưới 1m; một đầu vót nhọn để khi đặt cắm dễ dàng dưới đáy kênh-mương. Hai đầu ống trúm đều có miệng hom đan bằng tre.

Hom là cái bẫy dẫn dụ lươn vào ăn mồi.  Với 80 ống trúm, bình quân mỗi ngày gia đình anh Đường kiếm được trên-dưới 3kg lươn, bán cho những thương lái chở đi TP.Cao Lãnh,  TP.Sa Đéc... với giá 200.000 đồng/kg lươn loại 1 và 170.000 đồng/kg lươn loại 2, thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày.

Anh Đường vui vẻ nói: “Với nghề đặt trúm bắt lươn, trung bình mỗi tháng vợ chồng tôi kiếm được không dưới 10 triệu đồng, đủ để trang trải mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình và nuôi con ăn học”. Chị Thừa  ngồi kế bên tiếp lời: “Nhà tôi đã theo nghề này mười mấy năm nay, cho dù trời mưa dông-bão lũ… thì vẫn đội mưa để đi đặt trúm, Nếu nghỉ, coi như ngày đó không có thu nhập, cuộc sống sẽ khó khăn”.

Vất vả, cực nhọc là vậy, nhưng nghề đặt ống trúm bắt lươn khá hấp dẫn đã và đang là cách mưu sinh độc đáo của những hộ dân nghèo miền sông nước Cửu Long - nhất là những người dân nông thôn miệt Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang và vùng Đồng Tháp Mười, khu Tứ giác Long Xuyên...


Có thể bạn quan tâm

Rau Xanh Đắt Từ Vùng Trồng Rau Rau Xanh Đắt Từ Vùng Trồng Rau

Cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2014, Hà Nội đón nhận vài đợt không khí lạnh. Cùng với gió lạnh là mưa kéo dài nhiều ngày. Độ ẩm ngoài trời của Hà Nội cũng vì thế mà giữ ở mức cao, có nhiều ngày độ ẩm ở mức trên 90%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rau xanh tại các vùng sản xuất của Hà Nội bị chết hàng loạt.

17/11/2014
Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Trái Cây Dak Lak Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Trái Cây Dak Lak

Những năm gần đây, nông dân nhiều địa phương đã trồng xen hoặc chuyển đổi vườn tạp, vườn cà phê kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả chất lượng cao như bơ sáp, sầu riêng cơm vàng hạt lép, chôm chôm... theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó phải kể đến huyện Krông Pak, trồng nhiều loại cây ăn trái cho giá trị cao như sầu riêng, bơ, mít, vải…

17/11/2014
Sẽ Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Và Xoài Vào Nhật Bản Sẽ Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Và Xoài Vào Nhật Bản

Đó là thông báo của Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) tại Hội thảo: “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức vào ngày 15-11 tại khách sạn New World, TP.Hồ Chí Minh.

17/11/2014
Trồng 15 Ha Cây Đại Táo Theo Hướng VietGap Trồng 15 Ha Cây Đại Táo Theo Hướng VietGap

Đến nay, huyện Bảo Yên đã trồng được 5 ha, với 46 hộ dân tham gia. Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Viện Cây lương thực - cây thực phẩm hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các hộ tham gia dự án. Hiện, cây phát triển tốt, chưa phát hiện sâu bệnh gây hại. Dự kiến cuối năm 2015, toàn bộ diện tích bắt đầu cho thu hoạch.

17/11/2014
Ngọt, Chát Mùa Hồng Ở Nam Anh (Nghệ An) Ngọt, Chát Mùa Hồng Ở Nam Anh (Nghệ An)

Vào thời điểm này, dọc Quốc lộ 46 từ cầu Mượu đến Thị trấn Nam Đàn, nhiều người dân trải bạt ni lông bên hè đường bán hồng. Thi thoảng mới gặp một vài xe tải chất những bao hồng mang biển số Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa chạy ra hướng Bắc và rất nhiều xe máy đèo một vài bao hồng từ ngã ba Xuân Hòa, vùng núi Đại Huệ nối đuôi ra quốc lộ, ngược Đô Lương hay xuôi về Vinh. Khung cảnh đó còn kéo dài theo mùa hồng đến cuối tháng 11 âm lịch của năm.

17/11/2014