Thu 1 Tỷ Đồng /năm Từ Giống Cam Canh, Bưởi Diễn
Đó là thành quả mà ông Lê Xuân Long, thôn Ngọc Liên, xã Kim An, Thanh Oai, T.P Hà Nội gặt hái được sau hơn 10 năm trồng cam Canh, bưởi Diễn.
Dẫn chúng tôi thăm vườn cam Canh, bưởi Diễn trĩu quả, ông Long kể: “Trước đây, trang trại gần 2ha này của gia đình tôi trồng táo, ổi. Qua các phương tiện truyền thông báo, đài thấy mô hình trồng cam Canh, bưởi Diễn ở Hưng Yên và một số địa phương ở Hà Nội thu nhập rất cao, tôi quyết định chuyển hướng”.
Vậy là, cùng với vốn của gia đình và vay Ngân hàng NNPTNT được 300 triệu đồng, ông bắt đầu kế hoạch trồng cam Canh, bưởi Diễn. Trước khi mua giống về trồng, ông đến các trang trại cam Canh, bưởi Diễn ở thành phố và xuống Hưng Yên để học hỏi kỹ thuật.
Từ vài trăm gốc cam Canh, bưởi Diễn năm 2000, ông tăng lên gần 1.000 gốc. Nhưng năm 2008, do mưa bão kéo dài, diện tích cam của ông gần như bị mất trắng, thiệt hại lên đến 400-500 triệu đồng. “Tiếc của nhưng thú thực gắn bó với cam, bưởi rồi, tôi không muốn từ bỏ chúng”- ông Long tâm sự.
Ông tiếp tục vay ngân hàng khôi phục lại trang trại. Đến nay, trang trại cam Canh, bưởi Diễn của ông có 3.000 gốc, mỗi năm thu trên 10 tấn quả. Ông nói:?“Tôi điều chỉnh để cây cho quả đúng vào dịp tết để bán được. Nhờ đó, mỗi năm tôi thu 600 triệu đồng từ cam, hơn 200 triệu đồng từ bưởi”. Năm 2012, ông Long ươm cây giống cam Canh, bưởi Diễn, đào, quýt để bán. Với giá 8.000-10.000 đồng/cây, mỗi năm với hơn 1 vạn cây giống, ông thu hơn 100 triệu đồng.
Không chỉ đem lại doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm, trang trại của ông Long đã tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động tại địa phương với thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng, 10 lao động thời vụ, tiền công 200.000 đồng/ngày. Ông còn bán chịu cho các lao động làm việc ở trang trại của gia đình mình cây con giống, cuối vụ thu hoạch mới phải trả tiền; hướng dẫn các hộ kỹ thuật trồng...
Bà con nông dân muốn tìm hiểu kỹ thuật trồng cam Canh, bưởi Diễn và mua cây giống liên hệ ông Long qua số điện thoại: 01665.133575.
Có thể bạn quan tâm
Ngay đầu vụ nuôi năm 2014, tình hình dịch bệnh trên các hồ tôm ở Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ nuôi. Riêng ông Lê Thanh Hải ở thôn Thọ Lâm, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa), nhờ áp dụng công nghệ sinh học Semi Biofloc vào nuôi tôm nên mang lại kết quả cao, thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Nuôi ong lấy mật là nghề không còn xa lạ đối với người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nhiều hộ dân trong tỉnh chủ yếu nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, một số hộ dân đã biết tận dụng diện tích vườn đồi, rừng và trang trại để phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao.
Đại Từ được coi là “vựa chè” của tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích chè cho thu hoạch hơn 6.000 ha, chiếm 1/3 diện tích của tỉnh Thái Nguyên, và là huyện có diện tích chè đứng thứ hai so với cả nước, chỉ sau huyện Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng.
Trái dừa xiêm sau khi hái xuống được gọt sạch và xử lý bằng tia laser với nắp khui cắm vào vỏ quả dừa, khi uống chỉ việc bật nắp như bật lon nước ngọt.
Nhiều người nông dân trồng ớt ở Bố Trạch (Quảng Bình) đang điêu đứng vì ớt rớt giá không phanh nhưng vẫn không bán được. Tiền bán ớt hiện không bù được chi phí chăm sóc, thu hoạch…