Thu 1 Tỷ Đồng /năm Từ Giống Cam Canh, Bưởi Diễn

Đó là thành quả mà ông Lê Xuân Long, thôn Ngọc Liên, xã Kim An, Thanh Oai, T.P Hà Nội gặt hái được sau hơn 10 năm trồng cam Canh, bưởi Diễn.
Dẫn chúng tôi thăm vườn cam Canh, bưởi Diễn trĩu quả, ông Long kể: “Trước đây, trang trại gần 2ha này của gia đình tôi trồng táo, ổi. Qua các phương tiện truyền thông báo, đài thấy mô hình trồng cam Canh, bưởi Diễn ở Hưng Yên và một số địa phương ở Hà Nội thu nhập rất cao, tôi quyết định chuyển hướng”.
Vậy là, cùng với vốn của gia đình và vay Ngân hàng NNPTNT được 300 triệu đồng, ông bắt đầu kế hoạch trồng cam Canh, bưởi Diễn. Trước khi mua giống về trồng, ông đến các trang trại cam Canh, bưởi Diễn ở thành phố và xuống Hưng Yên để học hỏi kỹ thuật.
Từ vài trăm gốc cam Canh, bưởi Diễn năm 2000, ông tăng lên gần 1.000 gốc. Nhưng năm 2008, do mưa bão kéo dài, diện tích cam của ông gần như bị mất trắng, thiệt hại lên đến 400-500 triệu đồng. “Tiếc của nhưng thú thực gắn bó với cam, bưởi rồi, tôi không muốn từ bỏ chúng”- ông Long tâm sự.
Ông tiếp tục vay ngân hàng khôi phục lại trang trại. Đến nay, trang trại cam Canh, bưởi Diễn của ông có 3.000 gốc, mỗi năm thu trên 10 tấn quả. Ông nói:?“Tôi điều chỉnh để cây cho quả đúng vào dịp tết để bán được. Nhờ đó, mỗi năm tôi thu 600 triệu đồng từ cam, hơn 200 triệu đồng từ bưởi”. Năm 2012, ông Long ươm cây giống cam Canh, bưởi Diễn, đào, quýt để bán. Với giá 8.000-10.000 đồng/cây, mỗi năm với hơn 1 vạn cây giống, ông thu hơn 100 triệu đồng.
Không chỉ đem lại doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm, trang trại của ông Long đã tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động tại địa phương với thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng, 10 lao động thời vụ, tiền công 200.000 đồng/ngày. Ông còn bán chịu cho các lao động làm việc ở trang trại của gia đình mình cây con giống, cuối vụ thu hoạch mới phải trả tiền; hướng dẫn các hộ kỹ thuật trồng...
Bà con nông dân muốn tìm hiểu kỹ thuật trồng cam Canh, bưởi Diễn và mua cây giống liên hệ ông Long qua số điện thoại: 01665.133575.
Related news

Sau Tết Nguyên đán, các hộ chăn nuôi của huyện Yên Phong (Bắc Ninh) tập trung cho việc tái đàn và phát triển chăn nuôi trở lại. Đây lại là thời điểm chuyển mùa, khiến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có diễn biến phức tạp, các đơn vị chức năng khuyến cáo người chăn nuôi thận trọng trong việc tái đàn và chủ động phòng, chống dịch bệnh.

Tại huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) có một loại cây vẫn vươn lên xanh tươi trong những ngày nắng hạn đó là cây xương rồng nopal. Đây chính là giải pháp thức ăn trong mùa hạn cho đàn cừu hàng nghìn con của gia đình ông Dương Đình Thế, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam.

Theo tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), những ngày vừa qua đã tiếp tục ghi nhận thêm một ổ dịch cúm gia cầm tại TP Cần Thơ.
Ngày 13/4, ông Nguyễn Đức Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), cho biết, địa phương đang xây dựng mô hình hỗ trợ cho người nông dân chăn nuôi bò sữa.

Trong khi nhiều hộ nuôi heo rừng ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) khó nắm bắt kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng và lúng túng trong việc tìm đầu ra thì ông Trần Văn Hiến (thôn Thạnh Đức) đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển quy mô đàn heo rừng lên đến hàng trăm con, trở thành gia đình nuôi heo rừng có quy mô lớn tại huyện miền núi này.