Thôn Lô Lô Chải Đẩy Mạnh Phát Triển Chăn Nuôi Và Dịch Vụ Du Lịch
Trong 3 năm qua, Lô Lô Chải được Đảng ủy, UBND xã Lũng Cú (Đồng Văn) chọn là 1 trong 2 thôn điểm xây dựng Chương trình Nông thôn mới (NTM). Để phát huy hiệu quả nét văn hóa truyền thống đặc sắc của thôn và xuất phát từ nhu cầu cuộc sống thực tế của người dân trên địa bàn, vì thế chăn nuôi và dịch vu, du lịch luôn là 2 lĩnh vực được thôn chú trọng phát triển.
Thôn Lô Lô Chải có 2 dân tộc anh em cùng sinh sống là Lô Lô và Mông, trong đó dân tộc Lô Lô chiếm 90% dân số của thôn. Nhiều năm qua, các cấp chính quyền luôn khuyến khích người dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm gần như bò, lợn, gà...
Trước hết, để phục vụ sản xuất và nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân. Trong đó, giống bò vàng địa phương được nuôi phổ biến để phục vụ sản xuất. Đây là giống bò có sức chống chịu với thời tiết, dễ nuôi và phù hợp với người dân Cao nguyên đá. Hiện thôn có 97 hộ thì 100% các hộ đều nuôi bò, trung bình mỗi hộ đều nuôi từ 2 - 3 con bò.
Gia đình anh Dìu Dỉ Xang và Dìu Dỉ Chiễn là 2 hộ gia đình nuôi bò nhiều nhất thôn, mỗi gia đình nuôi từ 3 - 4 con bò. Hiện thôn có đàn bò 117 con, chiếm trên 50% tổng đàn gia súc của cả thôn. Nhờ được sự quan tâm của Nhà nước hỗ trợ 100% giống và đảm bảo thức ăn cho vật nuôi trong mùa rét, thôn đã khuyến khích người dân trồng cỏ voi.
Đây là giống cỏ được trồng nhiều trên miền Cao nguyên đá, có đặc điểm ít công chăm sóc, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng. Anh Sình Dỉ Gai, Trưởng thôn Lô Lô Chải cho biết: Thôn đã trồng được gần 4 ha cỏ voi đảm bảo thức ăn hàng ngày cũng như dự phòng cho đàn bò khi mùa rét tới.
Chính vì thế mà trong năm qua, thôn không có tình trạng vật nuôi chết vì đói, rét. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc được cán bộ thú y xã luôn chú trọng, nên số lượng đàn gia súc của thôn không ngừng tăng lên sau mỗi năm.
Cuộc sống người dân thôn Lô Lô Chải ngày được cải thiện đó là nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương. Cho đến nay, số hộ nghèo giảm nhiều: Năm 2012, thôn có 60 hộ nghèo trong tổng số 97 hộ, đến cuối năm 2013 giảm xuống còn 49 hộ nghèo.
Lô Lô Chải còn là một vùng đất mang đậm nét văn hóa đặc sắc của người dân Lô Lô. Hàng năm, Lô Lô Chải thu hút gần 1 nghìn lượt khách du lịch đến tham quan; tổng thu từ dịch vụ du lịch trong 3 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2013) lên tới 21,6 triệu đồng. Đây là nguồn thu đáng kể trên vùng đất khó nơi địa đầu Tổ quốc.
Bên cạnh phát huy hiệu quả nội lực, trong thời gian qua, Lô Lô Chải xây dựng nhiều mô hình mới nhằm phát triển dịch vu,du lịch. Thôn đã xây dựng được 3 nhà nghỉ cộng đồng, 3 nhà nấu ăn chuyên phục vụ khách du lịch. Tích cực xây dựng các tiêu chí NTM, 100% các hộ gia đình trong thôn đều có nhà kiên cố, 75% sân và nền nhà được bê - tông.
Đã có 56 hộ thực hiện hoàn thành tiêu chí nhà sạch,vườn đẹp; 10 hộ láng được nền nhà và 22 hộ có sân bê - tông. Thôn tiếp tục đẩy mạnh bê - tông hóa đường giao thông, đến nay nhiều con đường nối trục đường chính vào các hộ gia đình đều được tu sửa, có 16 hộ gia đình có đường bê - tông nối trục đường chính...
Anh Sình Dỉ Gai cho biết thêm: Trong thời gian tới, Lô Lô Chải sẽ phấn đấu tăng cường phát triển chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển du lịch,dịch vụ để cải thiện đời sống người dân và cố gắng giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2014. Đồng thời qua các hình thức phát triển du lịch, dịch vụ, thôn sẽ giới thiệu, tuyên truyền cho du khách về những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Lô Lô.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này ở làng Xuân Trì (xã Hoàng Hanh, huyện Ninh Giang, Hải Dương), những thửa ruộng ớt cuối cùng đang được bà con nhổ hết để chuyển sang cấy lúa.
Đến thăm mô hình kinh tế VACR của chị Ra Phát Thị Gấm, người Cơ Tu ở thôn Brùa, xã Jơ Ngây (Đông Giang - Quảng Nam), chúng tôi thật sự thán phục trước sự đảm đang của chị
Năm 2011, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu giá trị sản xuất tăng 7,5-8% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 30-32% trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng cao, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, nguy cơ người chăn nuôi bỏ chuồng đang trở thành thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành
Tại Bình Định, không một hoạt động nào liên quan đến sản xuất nông nghiệp mà không có KNVCS. Công việc ngập đầu là thế, nhưng 1 tháng làm việc của họ chỉ bằng nông dân bán 1 buồng chuối.
Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có diện tích vườn cây ăn trái gần 14.000 ha, trong đó diện tích cây có múi chiếm khoảng 6.500 ha. Cây có múi được phân bố ở vùng có địa hình trung bình và vùng trũng của huyện. Hai loại cây có múi là bưởi Năm Roi và cam sành.