Thôn Lô Lô Chải Đẩy Mạnh Phát Triển Chăn Nuôi Và Dịch Vụ Du Lịch

Trong 3 năm qua, Lô Lô Chải được Đảng ủy, UBND xã Lũng Cú (Đồng Văn) chọn là 1 trong 2 thôn điểm xây dựng Chương trình Nông thôn mới (NTM). Để phát huy hiệu quả nét văn hóa truyền thống đặc sắc của thôn và xuất phát từ nhu cầu cuộc sống thực tế của người dân trên địa bàn, vì thế chăn nuôi và dịch vu, du lịch luôn là 2 lĩnh vực được thôn chú trọng phát triển.
Thôn Lô Lô Chải có 2 dân tộc anh em cùng sinh sống là Lô Lô và Mông, trong đó dân tộc Lô Lô chiếm 90% dân số của thôn. Nhiều năm qua, các cấp chính quyền luôn khuyến khích người dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm gần như bò, lợn, gà...
Trước hết, để phục vụ sản xuất và nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân. Trong đó, giống bò vàng địa phương được nuôi phổ biến để phục vụ sản xuất. Đây là giống bò có sức chống chịu với thời tiết, dễ nuôi và phù hợp với người dân Cao nguyên đá. Hiện thôn có 97 hộ thì 100% các hộ đều nuôi bò, trung bình mỗi hộ đều nuôi từ 2 - 3 con bò.
Gia đình anh Dìu Dỉ Xang và Dìu Dỉ Chiễn là 2 hộ gia đình nuôi bò nhiều nhất thôn, mỗi gia đình nuôi từ 3 - 4 con bò. Hiện thôn có đàn bò 117 con, chiếm trên 50% tổng đàn gia súc của cả thôn. Nhờ được sự quan tâm của Nhà nước hỗ trợ 100% giống và đảm bảo thức ăn cho vật nuôi trong mùa rét, thôn đã khuyến khích người dân trồng cỏ voi.
Đây là giống cỏ được trồng nhiều trên miền Cao nguyên đá, có đặc điểm ít công chăm sóc, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng. Anh Sình Dỉ Gai, Trưởng thôn Lô Lô Chải cho biết: Thôn đã trồng được gần 4 ha cỏ voi đảm bảo thức ăn hàng ngày cũng như dự phòng cho đàn bò khi mùa rét tới.
Chính vì thế mà trong năm qua, thôn không có tình trạng vật nuôi chết vì đói, rét. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc được cán bộ thú y xã luôn chú trọng, nên số lượng đàn gia súc của thôn không ngừng tăng lên sau mỗi năm.
Cuộc sống người dân thôn Lô Lô Chải ngày được cải thiện đó là nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương. Cho đến nay, số hộ nghèo giảm nhiều: Năm 2012, thôn có 60 hộ nghèo trong tổng số 97 hộ, đến cuối năm 2013 giảm xuống còn 49 hộ nghèo.
Lô Lô Chải còn là một vùng đất mang đậm nét văn hóa đặc sắc của người dân Lô Lô. Hàng năm, Lô Lô Chải thu hút gần 1 nghìn lượt khách du lịch đến tham quan; tổng thu từ dịch vụ du lịch trong 3 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2013) lên tới 21,6 triệu đồng. Đây là nguồn thu đáng kể trên vùng đất khó nơi địa đầu Tổ quốc.
Bên cạnh phát huy hiệu quả nội lực, trong thời gian qua, Lô Lô Chải xây dựng nhiều mô hình mới nhằm phát triển dịch vu,du lịch. Thôn đã xây dựng được 3 nhà nghỉ cộng đồng, 3 nhà nấu ăn chuyên phục vụ khách du lịch. Tích cực xây dựng các tiêu chí NTM, 100% các hộ gia đình trong thôn đều có nhà kiên cố, 75% sân và nền nhà được bê - tông.
Đã có 56 hộ thực hiện hoàn thành tiêu chí nhà sạch,vườn đẹp; 10 hộ láng được nền nhà và 22 hộ có sân bê - tông. Thôn tiếp tục đẩy mạnh bê - tông hóa đường giao thông, đến nay nhiều con đường nối trục đường chính vào các hộ gia đình đều được tu sửa, có 16 hộ gia đình có đường bê - tông nối trục đường chính...
Anh Sình Dỉ Gai cho biết thêm: Trong thời gian tới, Lô Lô Chải sẽ phấn đấu tăng cường phát triển chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển du lịch,dịch vụ để cải thiện đời sống người dân và cố gắng giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2014. Đồng thời qua các hình thức phát triển du lịch, dịch vụ, thôn sẽ giới thiệu, tuyên truyền cho du khách về những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Lô Lô.
Related news

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng phương pháp sử dụng túi yếm khí để trữ lúa giống, vì bảo đảm chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Cách bảo quản rất đơn giản: Sau khi thu hoạch lúa, phơi sấy khô đúng thời gian, nông dân nên dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống.

Từ năm 2006, nông dân xã Thừa Đức (Bình Đại - Bến Tre) được Chi cục Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện mô hình “trồng dưa hấu trải bạt” trên đất giồng cát, thu hoạch đạt năng suất cao. Trong vài năm trở lại đây, nông dân trúng lớn nhờ áp dụng mô hình “dưa hấu trải bạt” xen vụ các loại rau màu trên đất giồng cát.

Quảng Nam vẫn còn 1.200 ha diện tích nuôi tôm nước lợ chưa được thả nuôi dù vụ 1/2013 đã bắt đầu từ hơn 2 tháng nay. Trong khi nông dân lúng túng trong sản xuất thì một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã không đem lại hiệu quả.

Trong quá khứ, giá cá tra nguyên liệu cũng nhiều lần lên đỉnh rồi lao dốc nhưng chu kỳ chỉ kéo dài vài ba tháng, tuy nhiên, khoảng 2 năm nay, quy luật ấy đã hoàn toàn thay đổi khi giá nguyên liệu ngày một giảm sâu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, hiện tôm nuôi trên địa bàn tiếp tục chết trên diện rộng, chủ yếu là do bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy; trong khi thời tiết rất bất lợi nắng mưa thất thường.