Quýt Lỡ Vụ Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Năm 2013, một năm thời tiết đầy thất thường đối với các nhà vườn trong tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Lai Vung nói riêng.
Do ảnh hưởng của thời tiết, làm 6.000m2 quýt hồng của ông Lê Ngọc Bích ngụ xã Tân Phước, huyện Lai Vung bị rụng gần hết. Bao nhiêu công sức, tiền của tập trung cho mùa quýt mới coi như đổ sông, đổ biển. Sau vụ quýt bị thất bại, ông Bích tìm cách để vớt vát lại. Ông mua màng phủ nông nghiệp che toàn bộ các gốc quýt đã bị rụng bông này nhằm tránh mưa và xử lý cho ra hoa tiếp.
Trời không phụ lòng người, đợt ra hoa sau cũng không thua vì đợt đầu và trái đậu trĩu cành. Tuy nhiên theo ông Bích, phải tỉa bớt trái để cho trái có chất lượng hơn về mẫu mã, độ ngọt, đồng thời cây không bị suy. Sau 10 tháng chăm sóc cần mẫn, rằm tháng 3 vừa rồi, vụ quýt lỡ của ông Bích cũng vừa chín tới, thương lái đã đến tận vườn mua với giá 30.500 đồng/kg, với sản lượng thu hoạch khoảng 50 tấn trái, sau khi trừ chi phí ông còn lãi khoảng 1 tỷ đồng.
Ông Bích cho biết, tuy giá quýt lỡ không cao bằng quýt Tết nhưng rất ổn định, không bị tụt giá bất thường do dội chợ. Bên cạnh đó, do sản lượng quýt lỡ ít nên thương lái tranh nhau mua. Vừa rồi, có thương lái đồng ý mua giá cao hơn, nhưng ông đã thỏa thuận giá xong với thương lái trước. Ngoài thuận lợi về giá cả, quýt vụ lỡ cũng không phải lo về nước lụt, mưa dầm; nhân công hái quýt cũng dễ mướn và rẻ hơn những ngày Tết; việc vận chuyển, thị trường tiêu thụ cũng dễ, nhất là vào các siêu thị ở TP.HCM.
Vụ quýt Tết đã gây nên nhiều áp lực, vì vậy hiện nay ông Lê Ngọc Bích phân vườn thành nhiều khu để xử lý quýt hồng cho trái đúng vào dịp rằm lớn trong năm như rằm tháng 7, rằm tháng mười.
Có thể bạn quan tâm
Trồng sầu riêng trong vườn nhà, bón phân dơi và áp dụng kỹ thuật tốt, ông Lê Văn Sáu (65 tuổi), ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có thu nhập hàng tỷ đồng.
“Phi thương bất phú”, bởi vậy ở cái tuổi 76 ông Phạm Văn Chép thôn Trung tâm xã Hợp Thịnh - Hiệp Hòa (Bắc Giang) vẫn quyết tâm làm kinh tế, phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lẫy gồ, cây ăn quả, nuôi gia cầm và đã cho thu bạc tỷ mỗi năm.
So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên xóm Thông, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn (Hòa Bình) nhờ cây trồng này mà đưa cuộc sống của gia đình từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.
Nhiều năm trong nghề chăm cây cảnh và là chủ nhân của nhiều sáng tạo siêu "độc" lạ, ông Lê Đức Giáp được nhiều người coi như một "cuốn từ điển bách khoa", một người “thầy giáo” trong nghề trồng cảnh.
Không chấp nhận trước những khó khăn đã gặp phải trong nuôi cá tra, ông Hà Tấn Tâm ở khu vực Thới Thạnh (phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã liên kết với doanh nghiệp, đổi mới cách nuôi để vực dậy nghề mà ông đã chọn.