Thời tiết thất thường, xuất hiện nhiều bệnh trên hoa hồng
Nông dân Lê Quang Trãi - người có nhiều năm kinh nghiệm trồng hoa hồng cho biết, bệnh trên hoa hồng hiện nay là đốm đen, đốm lá.
Tỷ lệ bệnh khá cao, trong tổng số 5.000 giỏ hoa ông đang trồng thì hiện 50% số lượng hoa hồng đã bị nhiễm bệnh.
Để hạn chế một số bệnh trên hoa hồng, Kỹ sư Nguyễn Thanh Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao khuyến cáo: "Đối với bệnh đốm đen hoa hồng thì nông dân cần xử lý và ngâm ủ vật liệu thật kỹ.
Trong quá trình trồng, nên vệ sinh sạch sẽ xung quanh khu vực trồng, dọn dẹp những lá bệnh, bị ủ; nên kiểm tra phun xịt định kỳ và nếu thấy bệnh có xu hướng phát triển cần phải phun xịt thuốc để phòng ngừa”.
Có thể bạn quan tâm
“Nhất nước, nhì phân...”, xác định vai trò quan trọng của việc cung cấp nguồn nước để chủ động sản xuất mùa vụ; những năm qua, huyện Bắc Mê đã tăng cường công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư; đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, chống hạn và tăng năng suất cho cây trồng.
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở huyện Quang Bình; kinh tế tập thể và nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện, cấp ủy, chính quyền huyện đang tích cực vận dụng các chính sách để hỗ trợ khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất của các HTX sao có thể khai thác được nhiều tiềm năng, thế mạnh, góp phần vào phát triển KT – XH, XĐGN, ở địa phương.
Hiện nay diện tích thả nuôi các mặt hàng thủy sản đang có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm.
Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi) về tình trạng ngư dân bị “đầu nậu” ép giá, “trừ hao” trọng lượng. Nguyên nhân chính yếu là do Lý Sơn chưa phát triển được dịch vụ hậu cần nghề cá, chưa có doanh nghiệp nào uy tín đứng ra thu mua hải sản cho ngư dân.
Hiện nay, nhiều ngư dân trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã chuyển sang nghề câu mực ốc thay cho nghề kéo lưới, câu mực truyền thống trước đây. Đây là một nghề khai thác mực vừa mới được ngư dân tỉnh Kiên Giang chuyển giao phương tiện và kỹ thuật khai thác, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao nên ngư dân hết sức phấn khởi.