Mô hình trình diễn đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản

Sóc Trăng là 1 trong 8 tỉnh gồm Cà Mau và Sóc Trăng (nhóm các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long); Khánh Hoà, Phú Yên và Bình Định (nhóm các tỉnh Nam Trung Bộ); và Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá (nhóm các tỉnh Bắc Trung Bộ) được triển khai thực hiện Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.
Năm 2015 Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng triển khai thực hiện các mô hình trình diễn tại vùng đa dạng hóa như mô hình nuôi tôm sú kết hợp với nuôi cá đối mục, mô hình nuôi cá bóng bớp, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, mô hình nuôi artemia, tổng số 39 điểm trình diễn cho tất cả các mô hình.
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của hợp phần B về Thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản bền vững. Mục tiêu của hợp phần là hỗ trợ việc xúc tiến và phát triển thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản ven biển và nuôi biển bền vững, có trách nhiệm tại các vùng được lựa chọn, tập trung vào hình thức nuôi quảng canh, nhờ cải thiện tính bền vững, quản lý chất lượng và rủi ro.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã chú trọng để chọn đúng hộ có đủ điều kiện về kinh tế, kinh nghiệm sản xuất và thuận tiện đường giao thông để tiện lợi cho việc tham quan học tập của các hộ nuôi xung quanh, hộ là tổ viên của các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản… hộ được chọn làm trình diễn phải đạt được các tiêu chí dự án và được sự thống nhất cao của đoàn khảo sát chọn hộ.
Kinh phí thực hiện do Dự án hỗ trợ 100% giá trị con giống và 30% giá trị thức ăn khi sản phẩm được thu hoạch, phần kinh phí còn lại do hộ làm trình diễn đối ứng. Ngoài ra, Dự án hỗ trợ kinh phí cho các lớp tập huấn, thảo đầu bờ, họp sinh hoạt định kỳ của tổ… Ngoài ra, các hộ làm trình diễn được tham quan các chợ đầu mối như chợ Bình Điền, hội chợ VietFish để các hộ có thể tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn.
Trong thời gian tới đơn vị thực hiện sẽ liên hệ chọn nơi cung cấp con giống có uy tín, tiến hành bắt giống để cấp cho các hộ làm trình diễn và thực hiện các bước tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Vào khoảng 12 giờ 30 ngày 1-11, nhận được tin báo của người dân tại ấp 3, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất (Đồng Nai), có hai đối tượng điều khiển xe ô tô biển số 60C-051.52 có dấu hiệu khả nghi đang bán 3 con bò cho người dân, Công an xã Lộ 25 đã có mặt.

Những năm gần đây, trên địa bàn Dak Lak phong trào chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như heo rừng, nai, nhím, chồn, cá sấu, rắn... đang phát triển khá mạnh và trở thành hướng đi mới cho ngành Chăn nuôi tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, mô hình này cũng đang gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là về thị trường tiêu thụ.

Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông phải có mặt tại từng địa bàn phối hợp kiểm tra công tác chuẩn bị giống, các giải pháp kỹ thuật sản xuất trước thời điểm gieo sạ, kiên quyết chỉ đạo đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống và mật độ gieo sạ theo quy định…

Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp– PTNT, Vũng Liêm (Vĩnh Long) là huyện đứng đầu về cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hiện toàn huyện có 304 máy gặt đập liên hợp, 66 máy gặt xếp dãy, 770 máy cày- xới, trên 5.700 máy bơm nước, máy sạ hàng,… đảm bảo cơ giới hóa trong sản xuất lúa đạt 100% khâu làm đất, 95% khâu thu hoạch.