Thời tiết quá khắc nghiệt, cà phê rụng hàng loạt
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nguyên nhân cà phê rụng quả trên diện rộng ở Gia Lai là do điều kiện thời tiết năm nay quá khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài không thuận lợi cho sự phát triển của cây cũng như công tác chăm sóc bón phân và tưới nước.
Ngoài nguyên nhân nắng nóng kéo dài thì năm nay mùa mưa lại đến sớm, liên tiếp xảy ra hai cơn bão số 1 và 2 cùng với đợt áp thấp nhiệt đới khiến mưa kéo dài và tập trung làm cho cây cà phê quang hợp kém gây nên hiện tượng rụng quả sinh lý, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây thối cuống rụng quả.
Trước thực trạng cà phê rụng quả có chiều hướng diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai cần nhanh chóng tìm ra phương án tối ưu để phòng tránh nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
Hàng năm, hiện tượng cà phê rụng quả không còn là vấn đề mới, song thực tế đặt ra là các nhà chuyên môn cũng như bà con nông dân vẫn lúng túng vì chưa có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hữu hiệu tình trạng này.
Ông Phan Văn Lang, người đã nhiều năm gắn bó với cây cà phê tại Gia Lai lo lắng cho biết, so với năm trước, năm nay tình trạng cà phê rụng quả xảy ra sớm hơn và tỷ lệ rụng cũng cao hơn. Mặc dù, đã tìm mọi cách, áp dụng đủ các biện pháp phòng chống nhưng vườn cà phê vẫn tiếp tục rụng quả khiến gia đình rất lo lắng.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, mô hình nuôi bò là một trong những mô hình làm ăn có hiệu quả của nhiều bà con nông dân xã Đăng Hưng Phước (Chợ Gạo - Tiền Giang).
Đó là khẳng định của ông Ngô Minh Hùng - Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận khi trao đổi với phóng viên về việc có hay không tình trạng ùn tắc giao dịch thanh long tại cửa khẩu trong những ngày qua…
Nhiều năm liền, anh Nguyễn Văn Thạo ở ấp Mỹ Thạnh B, xã Long Tiên (Tiền Giang) chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao mức sống gia đình.
Số lượng nuôi ước tính khoảng 700 con nhím, 1.100 con lợn rừng, 50 con dúi, 15 con hươu sao, tập trung ở xã Đồng Tâm, An Bình, thị trấn Chi Nê (Hòa Bình). Trong đó nuôi lợn rừng, nhím mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được người dân quan tâm nhân đàn, phát triển ra diện rộng.
Năm nay là năm thứ 3, nông dân ở các xã vùng ngập mặn ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh như Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Vĩnh, Long Khánh thu được lợi nhuận cao từ mô hình kết hợp nuôi tôm sú với cua biển. Bình quân mỗi hécta kết hợp nuôi tôm sú với cua biển, nông dân có thu nhập từ 35 - 40 triệu đồng.