Thời Tiết Làm Khó Nhà Vườn Trồng Hoa

Tiết trời se lạnh khiến nụ hoa lan dendro và mokara chậm phát triển, thậm chí nhiều cây không ra nụ.
Theo nhiều chủ vườn tại TP.HCM, hiện giá lan mokara bán ra ở mức 110.000-180.000 đồng/cây tùy loại, lan dendro giá 30.000-50.000 đồng/chậu, dendro nắng 200.000-300.000 đồng/chậu, tăng hơn so với năm ngoái 20-30%.
Anh Huỳnh Văn Năm (CLB Hoa lan Bình Chánh, TP.HCM) cho biết hiện thương lái ở các tỉnh thành đã tìm đến nhà vườn đặt mua lan phục vụ tết nhưng không nhiều nhà vườn bán được số lượng lớn vì lan không đạt chuẩn.
Theo anh Năm, do tiết trời se lạnh khiến nụ hoa lan dendro và mokara chậm phát triển, thậm chí nhiều cây không ra nụ, vì thế năm nay số lượng lan dendro và mokara tại Bình Chánh bán ra thị trường tết có thể giảm 30-40% so với năm ngoái.
Anh Tô Cẩm Tùng (nhà vườn trồng lan ở Nhuận Đức, Củ Chi, TP.HCM) nhận định ở thời điểm tháng 9 và tháng 10, nếu nhà vườn nào kịp kích lan bằng chế độ bón phân, chăm sóc để cây dồn sức cho việc ra và nuôi nụ thì lượng lan nở đều, còn nếu để tự nhiên đều thất bại.
“Năm ngoái 1.000 cây mokara của tôi nở đều được 450 cây, năm nay khả năng chưa tới 250 cây. Từ lúc ra nụ tới lúc lan nở 45-50 ngày nên thời tiết là yếu tố quyết định. Nếu vẫn se lạnh như thế này, nhiều vùng trồng lan xứ nóng trọng điểm như TP.HCM, Tây Ninh, Bình Dương lượng lan tết sẽ thiếu hụt” - anh Tùng dự báo.
Không bị ảnh hưởng thời tiết nhiều như hoa lan nhưng do có thêm tháng nhuần, nhiều nhà vườn trồng các loại hoa nền như cúc, mào gà, dừa cạn... phục vụ tết tại TP.HCM cũng lo lắng vì nhiều loại hoa có nguy cơ mất “ăn tết” do nở sớm.
Thêm vào đó, tiền vật tư năm nay tăng cao nên nhiều nhà vườn dự kiến tăng giá bán sỉ 10-20% so với năm ngoái, ở mức 70.000-80.000 đồng/chậu cúc lớn, 60.000-70.000 đồng/chậu mồng gà, dừa cạn.
Các chủ vựa mai kiểng cũng đang “ngồi trên lửa” do thời tiết thất thường. Theo anh Trịnh Hoàn Quân (chủ vườn mai ghép tại Linh Đông, Thủ Đức), nhiều thương lái đã vào tận vườn nhưng rất ít người đặt mua do sợ hoa mai không đạt yêu cầu vì thời tiết lạnh hơn.
“Nếu trời tiếp tục se lạnh như thế này, các nhà vườn phải xuống lá sớm hơn năm ngoái, cách thời điểm tết 17-19 ngày để cây bung nụ sớm cho kịp tết, thay vì xuống lá trễ hơn khi thời tiết ấm áp vào những mùa trước” - anh Quân nói.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 85% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản phải sử dụng máy nổ, vì chưa có nguồn điện lưới phục vụ. Điều này dẫn đến giá thành cao, hiệu quả kinh tế thấp, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng giá nguyên liệu đầu vào, làm giảm năng lực cạnh tranh của các nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh và vùng ĐBSCL.

Sáng 31/3, tại TP Tuy Hòa, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề Quản lý và phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Thời điểm thu hoạch càphê niên vụ 2013-2014, giá càphê nhân trên thị trường Tây Nguyên đạt 34.000 đồng/kg, thậm chí có lúc chỉ còn 31.000 đồng/kg, khiến đa phần nông dân không dám bán mà cất trữ, chờ giá lên. Hiện tại, giá càphê nhân tại đây tăng lên 40.900 - 41.600 đồng/kg nên bà con đồng loạt bán ra thị trường.

Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, việc bà con nông dân được mùa-mất giá là do sản xuất nông nghiệp hiện vẫn trong tình trạng không chính quy, chạy theo phong trào.

Báo cáo tại hội nghị, ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết: Vụ cá Bắc năm 2013 – 2014 gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến thất thường; giá xăng, dầu tiếp tục tăng ảnh hưởng đến hoạt động khai thác hải sản; giá bán các sản phẩm khai thác không tăng; tình hình an ninh trên biển vẫn còn diễn biến phức tạp.