Thới Bình (Cà Mau) Hân Hoan Niềm Vui Trúng Mùa
Thới Bình là huyện có diện tích lúa thu hoạch sớm nhất tỉnh Cà Mau. Trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Thới Bình Lê Thanh Hùng cho biết, nhìn chung trà lúa vụ 2 năm nay kết quả đạt khá cao, từ 4,8 - 5,5 tấn/ha, tăng khoảng 1 tấn/ha so với vụ hè thu.
Lúa vụ 2 năm nay toàn huyện xuống giống hơn 2.900 ha. Không những năng suất đạt cao hơn so với vụ vừa rồi mà giá lúa cũng tăng. Ông Nguyễn Hoàng Nam, ấp 1, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, phấn khởi: “Vụ này ổn hơn nhiều so với vụ trước, trung bình mỗi công được khoảng 30-32 giạ. Người dân ai cũng phấn khởi”.
Theo nhiều người dân, giá lúa năm nay dao động từ khoảng 4.600 - 4.700 đồng/kg đối với giống lúa thường OM 5451, tăng nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với vụ trước. Ðặc biệt, trong cánh đồng mẫu lớn năng suất cao hơn bởi người dân biết áp dụng nhiều kỹ thuật mới vào sản xuất.
Cùng với trà lúa vụ 2, nhiều diện tích lúa - tôm cũng đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Năm nay, diện tích lúa - tôm của huyện hơn 24.700 ha, đạt gần 90% chỉ tiêu kế hoạch, tăng gần 600 ha so cùng kỳ năm 2013. Ðến thời điểm này, nông dân bắt tay vào thu hoạch lúa, năng suất đạt từ 4,5 - 5 tấn/ha, có nhiều nơi năng suất đạt gần 5,5 tấn/ha. Trong đó, xã Biển Bạch Ðông có diện tích nhiều nhất với hơn 4.500 ha.
Với diện tích gần 2 ha, ông Trần Thanh Thoàng, ấp Xóm Mới, xã Biển Bạch Ðông, vui mừng cho biết: “Năm nay Nhà nước hỗ trợ tôm giống, lúa giống lẫn hướng dẫn kỹ thuật nên năng suất lúa đạt gần 30 giạ/công. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi từ tiền bán lúa gần 20 triệu đồng và gần 60 triệu đồng từ tôm”.
Không chỉ thu hoạch khá cao từ việc kết hợp lúa - tôm sú, việc xen canh lúa - tôm càng xanh cũng đạt những kết quả khả quan. Ông Lư Thanh Toàn, ấp Bình Minh, xã Biển Bạch Ðông, phấn khởi: “Vụ này lúa, tôm đều phát triển rất tốt, khoảng 2 tuần nữa là có thể thu hoạch. Ước tính với 10.000 con tôm giống càng xanh sẽ thu về khoảng 30 triệu đồng”.
Ðặc biệt, việc áp dụng thử nghiệm giống lúa mới ST20 trên cánh đồng mẫu lúa - tôm đã mang về những kết quả bất ngờ cho nông dân. Với đặc tính chịu phèn, mặn tốt, ít sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với các cánh đồng lúa - tôm, cộng với chất lượng hạt gạo dẻo, ngon cơm nên được Công ty Lương thực Cà Mau thu mua với giá 6.100 đồng/kg lúa tươi, cao hơn giống lúa thường khoảng 1.500 đồng/kg khiến nhiều nông dân phấn khởi.
Ông Văn Phước Ðiệp, ấp 5, xã Trí Lực, vui mừng: “Ðây là lần đầu tiên thử nghiệm giống lúa mới, không ngờ kết quả rất cao. Chỉ với 26 công, gia đình thu lãi khoảng 50 triệu đồng, hơn hẳn các giống lúa truyền thống như: Một Bụi Ðỏ hay Lùn Kiên Giang mà gia đình vẫn hay sử dụng".
Có được kết quả đó cũng phải kể đến sự chịu khó, cần cù, tìm tòi của người dân, biết áp dụng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh kịp thời trong sản xuất. Tết Nguyên đán đang cận kề, nông dân Thới Bình đang vui hưởng một mùa xuân đầm ấm.
Có thể bạn quan tâm
Chưa tính ở các cửa khẩu khác, chỉ riêng tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hiện mỗi ngày đã có gần 100 tấn cam Trung Quốc được nhập về Việt Nam. Đa số được tiêu thụ ở khu vực phía Bắc, nhất là Hà Nội
Dù là hàng cấm, chưa có cơ sở khoa học chứng minh tác dụng chữa bệnh ung thư nhưng vảy tê tê vẫn được các đầu nậu vô tư mua bán, trục lợi.
Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk có trên 9.500 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá trắm cỏ, trôi, mè hoa, chép, rô phi… vớisản lượng cá thương phẩm hằng năm ước gần 17.000 tấn.
Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị định 67, đến nay tại Quảng Ngãi đã có nhiều ngư dân được giải ngân để đóng tàu vươn khơi theo Nghị định 67, tuy nhiên con số này vẫn còn quá khiêm tốn so với nhu cầu của ngư dân.
Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.