Thoát Nghèo Từ Phát Triển Kinh Tế Vườn - Rừng

Trong những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các ban ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên, nhiều hộ nông dân ở xã Thanh Chăn huyện Điện Biên đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung đầu tư phát triển kinh tế trang trại vườn rừng, xóa được đói nghèo từng bước vươn lên làm giàu.
Điển hình là mô hình trang trại của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tại với diện tích vườn rừng ổn định trên 50 ha gồm sản xuất lúa, nuôi cá, trồng rừng, cây ăn quả và kết hợp chăn nuôi lợn, gà, ngan, vịt cho thu nhập đạt 145 triệu đồng/năm.
Sinh ra và lớn lên ở một xã miền núi, ông Nguyễn Văn Tại còn là một bệnh binh, gia đình nghèo không có vốn để đầu tư sản xuất, việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Ông Tại đã cùng gia đình mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế để phát triển kinh tế trang trại vườn rừng.
Ban đầu, áp dụng biện pháp lấy ngắn nuôi dài, từ không đến có, gia đình ông nhận khoanh nuôi bảo vệ 50 ha rừng, sản xuất lúa 1 vụ, nuôi cá thịt; đầu tư mua cá bột ương nuôi và dần dần chuyển sang thâm canh 2 vụ lúa, 1 vụ màu và trồng cây ăn quả.
Tham gia những lớp tập huấn của Trạm Khuyến nông huyện tổ chức, ông Tại luôn mạnh dạn trao đổi những mặt đã làm được và chưa làm được với các học viên nhằm trau dồi kinh nghiệm. Với loại hình trang trại vừa và nhỏ, sau những năm tháng vất vả, tìm tòi sáng tạo phát triển kinh tế trang trại chuyển đổi từ chăn nuôi gia súc gia cầm sang trồng cây ăn quả và cây ngắn ngày, gia đình ông
Tại đã khai phá thêm 2 ha để trồng 500 cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, hồng không hạt... Hiện nay, với thu nhập trên 120 triệu đồng/năm từ chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan và từ các nguồn thu khác, ổng thu nhập ổn định của gia đình ông Tại đạt 145 triệu đồng/năm.
Ông Nguyễn Văn Tại cho biết, tuy phát triển sản xuất trang trại còn gặp nhiều khó khăn, nhưng gia đình ông sẽ cố gắng vượt qua với sự giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành địa phương. Để phòng chống cháy rừng, ông Tại đã trực tiếp chỉ đạo phát dọn đường biên cản lửa những chỗ xung yếu nhất; tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về ý thức bảo vệ rừng, không khai thác, chặt phá bừa bãi.
Thời gian tới, gia đình ông sẽ tập trung quy hoạch lại diện tích vườn, ao, chuồng, cây màu, cây ăn quả, thúc đẩy công lao động đúng quy trình kỹ thuật để đạt hiệu quả sản xuất cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 29.11, 20 con trâu giống, mỗi con trị giá 14 triệu đồng đã được doanh nghiệp chuyên cung ứng giống vật nuôi chở về sân vận động xã Hành Tín Đông theo hợp đồng mua của Ban Giám đốc Dự án. 20 hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo đã có mặt từ rất sớm chờ đợi món quà “đầu cơ nghiệp” của Dự án trao tặng.

Do sống ở vùng sông nước, lại không có đất ruộng để sản xuất, nên cũng như nhân dân ở thôn Văn Trị, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, gia đình anh Phạm Văn Thiện đã tập trung vào mô hình nuôi cá lồng trên sông Ô Giang, và đây cũng là nghề đem lại thu nhập chính cho gia đình anh.

Không chỉ nuôi cá trên đồng ruộng, ông còn đào thêm hồ nuôi cá giống phục vụ nhu cầu nuôi cá cho bà con. Mảnh vườn rộng chừng 5 sào, ông Cân trồng các loại rau như xà lách, cải, ngò, mướp đắng, bầu bí… để hằng ngày cung cấp cho các chợ ở huyện Triệu Phong. Ngoài ra, ông còn nuôi thêm 4 con lợn cái, 18 con lợn thịt và 4 con bò để tăng thu nhập.

Ước tổng lượng mưa toàn vụ đông xuân 2014 – 2015 trên địa bàn tỉnh có khả năng chỉ đạt từ 65 – 75% so với những năm trước. Mưa ít khiến dung tích nhiều hồ chứa lớn trong tỉnh đạt thấp nên nguy cơ hạn hán xảy ra ngay trong vụ đông xuân tới rất lớn.

Sau hơn 10 năm được tách ra hoạt động độc lập từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã lên tới trên 2,1 nghìn tỷ đồng, với hơn 112 nghìn khách hàng còn dư nợ. Tuy nhiên, trong tổng nguồn vốn này, mới có hơn 1% là của ngân sách địa phương chuyển sang….