Thoát Nghèo Từ Nuôi Lươn

Mô hình nuôi lươn trong bể bạt giúp hàng chục hộ dân ở khóm Long Hưng 2, phường Mỹ Thới (TP.Long Xuyên - An Giang) thoát nghèo, ổn định kinh tế gia đình. Mô hình này hình thành trên 10 năm nay và phát triển mạnh gần đây.
Người dân tận dụng diện tích đất quanh nhà dựng các bể bạt (diện tích từ 40 - 100 m2/bể), sau đó thả nuôi lươn. Thức ăn cho lươn chủ yếu tận dụng từ ốc, hến, cá biển xay trộn với thức ăn tổng hợp. Sau 6 tháng, lươn đạt trọng lượng từ 200 gram/con trở lên. Ông Bùi Hữu Đức có 12 năm nuôi lươn cho biết, đây là mô hình dễ làm, cho thu nhập khá. Với 3 bể bạt (40 m2) gia đình ông mỗi năm thu nhập khoảng 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 80 triệu đồng.
Anh Phan Ngọc Thảo, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Mỹ Thới cho biết: Khóm Long Hưng 2 có 79 hộ nuôi lươn trong bể bạt. Năm 2012, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh đã giải ngân 400 triệu đồng cho 20 hộ vay nuôi lươn, đến nay đã thu hồi vốn và tiếp tục giải ngân đợt mới.
Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thường nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức thả tự do, ban ngày gà tự đi kiếm ăn, đêm đến thì gà ngủ trên cây, gà chậm lớn, hay mắc bệnh, tỷ lệ chết cao, dẫn đến hiệu quả thấp.

Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N6 thứ 4 xảy ra trên đàn vịt tại tỉnh Quảng Ngãi. Hiện Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục giám sát chặt chẽ ổ dịch, kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát hiện thêm ổ dịch mới. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A (H5N6) lây sang người.

Đàn bò của tỉnh Yên Bái hiện có trên 18.000 con. Số lượng đầu đàn đang giảm dần qua từng năm. Không chỉ suy giảm về mặt số lượng mà chất lượng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Để khắc phục những vấn đề này, việc bổ sung những giống mới vào là rất cần thiết. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã tiến hành cải tạo đàn bò bằng giống bò Brahman.

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 85% chi phí thức ăn, 30% chi phí làm đệm lót sinh học. Qua hơn 2 tháng triển khai mô hình, hiện 53 con heo nuôi tại hộ ông Ngô Kim Sơn trên diện tích chuồng 70m2 đang phát triển tốt. Còn 22 con heo nuôi theo mô hình tại hộ bà Đoàn Thị Kim Khuê đã xuất chuồng với tổng trọng lượng hơn 1,8 tấn heo hơi (bình quân 84kg/con). Với giá bán 48.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi gần 15 triệu đồng.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri (Bến Tre) trong việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên lĩnh vực chăn nuôi bò của huyện, giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.