Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Hoa Màu

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Hoa Màu
Ngày đăng: 12/01/2012

“Gia cảnh anh Huỳnh Văn Luân trước đây rất khó khăn. Nhà thì đông người nhưng chỉ trông chờ vào mấy công đất ruộng. Ruộng lúa thì có năm trúng năm thất nên cuộc sống gia đình lẩn quẩn trong cái nghèo.

Mấy năm nay gia đình anh Luân nhờ trồng hoa màu mà thoát nghèo và anh Luân có thời gian tham gia công tác ở ấp”, Ông Nguyễn Thành Tâm, Trưởng ấp 17 cho biết.

Ông Luân quê ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, vào định cư ở ấp 17, xã Khánh Thuận đã hơn 20 năm nay. Trước kia, nơi đây thuộc Công ty Lâm nghiệp Sông Trẹm quản lý. Cũng như nhiều hộ khác, ở quê không đất sản xuất nên khi đến đây ông Luân được cấp đất ở và đất sản xuất.

Do không có vốn, phải tự khai phá vùng rừng rậm thành đất sản xuất nên những năm đầu cuộc sống gia đình ông rất cơ cực. Không nản chí, ông cùng gia đình quyết bám trụ lại vùng đất mới này để ổn định cuộc sốngBan đầu, thu nhập từ mấy công đất ruộng không đủ để nuôi gia đình gần chục miệng ăn. Thấy bờ kinh xáng bỏ không, ông thử trồng dưa leo. Vụ đầu do chưa có kinh nghiệm nên chỉ gỡ lại được vốn. Vụ dưa thứ hai đã đem về cho gia đình ông chút lãi kha khá.
Từ đó đến nay, ông Luân tiếp tục trồng hoa màu và thu nhập mỗi năm trên 40 triệu đồng. Một năm ông Luân trồng nhiều vụ hoa màu như: dưa leo, bắp, khổ qua và đu đủ. Ông Luân tiết lộ kinh nghiệm: “Trồng hoa màu phải luân phiên theo vụ.

Nếu trồng một thứ hoài đất sẽ bị bạc màu và nhiễm sâu bệnh. Trồng luân phiên như vậy, vừa cải tạo đất vừa hạn chế sâu bệnh gây hại”.

Hiện nay, mỗi ngày ông Luân thu hoạch vụ dưa leo, thu về khoảng 500.000 đồng. Ông dự tính sẽ tiếp tục trồng khổ qua sau vụ dưa leo này bằng màng phủ nông nghiệp.

Ông Luân hiện còn là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 17. Ông được phân công giúp đỡ 2 hộ nghèo trong ấp. Ông Luân tâm sự: “Cùng cảnh ngộ như trước đây nên khi vận động bà con rất dễ đồng cảm. Từ mặc cảm cái nghèo, những hộ này đã chí thú làm ăn bằng nhiều nghề. Hiện nay 2 hộ này đã có cuộc sống ổn định”.

Từ nghèo khó, phấn đấu thoát nghèo và giờ đây là Chi hội trưởng nông dân, ông Luân vẫn còn nhiều dự định mở rộng mô hình sản xuất như: thí điểm sản xuất bằng giống lúa cấp xác nhận, phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân trong ấp./


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt

Long Vĩnh là một xã thuộc huyện Duyên Hải (Trà Vinh), là địa bàn ngập mặn quanh năm, kinh tế chủ yếu của người dân là nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, cua… Tuy nhiên trong quá trình nuôi các con giống người nuôi cũng gặp không ít rủi ro.

14/10/2015
Tâm tư của vua tôm Minh Phú Tâm tư của vua tôm Minh Phú

Nếu Minh Phú mua tôm nguyên liệu theo giá thị trường, DN sẽ có lời nhưng giá mua lại dưới giá thành, người nuôi tôm sẽ bỏ ao và DN cũng gặp khó khăn theo

14/10/2015
Thành công từ mô hình nuôi cá Thành công từ mô hình nuôi cá

Từ 1ha đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Huỳnh Văn Sơn (ấp Long Phước, Long Mỹ - Mang Thít - Vĩnh Long) đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.

14/10/2015
Ðậm đà cá suối Sa Pa Ðậm đà cá suối Sa Pa

Dọc theo Quốc lộ 4D từ xã Tòng Sành (Bát Xát) lên đến thị trấn Sa Pa (Sa Pa), du khách thường gặp đồng bào dân tộc Mông, Dao đỏ bán những xâu cá suối tươi vừa bắt dưới suối lên. Cá suối Sa Pa là món ăn dân dã mà hấp dẫn.

14/10/2015
Tiến bộ kỹ thuật trong khai thác hải sản xa bờ Tiến bộ kỹ thuật trong khai thác hải sản xa bờ

Đến nay, nghề đánh bắt thủy sản của nước ta vẫn là một nghề hết sức quan trọng, tạo công ăn việc làm cho hơn 400.000 lao động trực tiếp trên biển và hàng triệu nhân khẩu ăn theo các dịch vụ đi kèm khác.

14/10/2015