Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Bông Thiên Lý

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Bông Thiên Lý
Publish date: Friday. September 26th, 2014

Gia sản chỉ có 2 công đất rẫy nên cuộc sống gia đình ông Thạch Vươl (58 tuổi, ngụ ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) luôn luẩn quẩn trong vòng nghèo khó. Năm 2013, một người em sống ở TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn trồng cây thiên lý để bán bông. Và nhờ đó, gia đình ông Vươl thoát nghèo.

Ông Thạch Vươl mua 40 gốc thiên lý về trồng, đến 4 tháng sau thì bông nở rộ. Cứ 3 ngày ông Vươl lại hái một lần, mỗi lần gần 3 kg. Trung bình, mỗi ki-lô-gam bông thiên lý có giá từ 30.000 - 40.000 đồng. Năm 2013, bông thiên lý đem lại cho ông thu nhập trên 50 triệu đồng.

Thấy nguồn lợi từ bông thiên lý khá ổn, ông Vươl liền tách nhánh nhân rộng lên 100 gốc. Cách 3 ngày thì ông thu hoạch được 10 kg bông. Để có nguồn tiêu thụ liên tục, ông chủ động bỏ mối cho thương lái ở các chợ. Nhờ vậy, gia đình ông tạo được nguồn thu ổn định và chỉ trong thời gian ngắn đã vươn lên thoát nghèo.

Ông Thạch Vươl chia sẻ: “Trước đây, tôi trồng cây màu, song giá cả bấp bênh lại phải tốn nhiều công chăm sóc. Có lúc giá quá thấp nên tôi đành phải nhổ bỏ. Từ ngày chuyển sang trồng thiên lý, cuộc sống gia đình tôi dần ổn định. Thiên lý rất dễ trồng, ít sâu hại. Chỉ cần đắp giồng cao, làm giàn cho cây leo, tưới phân và nước đúng theo liều lượng thì cây sẽ cho bông quanh năm”.

Bông thiên lý chứa nhiều dinh dưỡng, được nhiều nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống đặt mua, nên giá cả ổn định hơn các loại hoa màu khác. Trồng bông thiên lý được xem là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả dành cho những hộ nông dân ít đất.


Related news

Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên

Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.

Tuesday. November 4th, 2014
Nông Dân Đắk Lắk Nông Dân Đắk Lắk "Đau Đầu" Vì Nạn Trộm Cắp Cà Phê

Người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị bước vào vụ mùa cà phê mới. Bên cạnh việc tất bật tìm nhân công thu hái, bảo vệ vườn cây, nhiều hộ dân còn “đau đầu” với nạn hái trộm cà phê đang diễn ra từng ngày với thủ đoạn rất liều lĩnh, manh động.

Tuesday. November 4th, 2014
Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân

Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

Tuesday. November 4th, 2014
Chặt Cao Su Rồi Trồng Cây Gì? Chặt Cao Su Rồi Trồng Cây Gì?

Giá mủ cao su đầu mùa khai thác nằm ở mức 30 triệu đồng/tấn khiến nhiều người có diện tích cao su lớn bỏ cạo để dưỡng cây, chờ giá nhích lên tí đỉnh rồi cạo. Bởi nếu cạo với giá mủ thấp nhưng phải thuê nhân công làm trọn gói từ a tới z sẽ không lời đồng nào, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng leo thang.

Tuesday. November 4th, 2014
Tưới Mía Tiết Kiệm Nước Tưới Mía Tiết Kiệm Nước

Ông Thái Tiến Dũng, Trưởng phòng Nguyên liệu, Cty CP Đường Ninh Hòa cho biết, vùng nguyên liệu mía Ninh Hòa và Đắk Lắk có hơn 70% diện tích trồng mía là đất đồi, trong khi cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc tưới tiêu nên chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.

Tuesday. November 4th, 2014