Thoát nghèo nhờ nuôi tằm
Bà Lưỡng cho biết: “Từ khi chuyển sang nghề trồng dâu nuôi tằm, gia đình tôi đỡ vất vả hơn. Vì gia đình không có công lao động, nên trong vòng hơn 1 tháng, gia đình nuôi xoay vòng nhanh bằng cách nuôi gối đầu (xen kẽ) từ 2 đến 4 hộp tằm con. Thời gian tiếp tục nuôi tằm con khoảng 18 ngày là cho ra kén”.
Theo bà Lưỡng, so với trồng cà phê thì nghề trồng dâu nuôi tằm nhàn hơn rất nhiều; chi phí đầu tư ít; không đòi hỏi nhiều công chăm sóc; việc hái dâu rất nhẹ nhàng, phù hợp với người phụ nữ sức yếu và hàng tháng lại có thu nhập ổn định. Còn cà phê, mỗi năm chỉ thu một lần, nên thường gặp nhiều khó khăn trong việc chi tiêu sinh hoạt của gia đình.
Qua chuyến đi tham quan mô hình nuôi tằm ở xã Tân Hội (Đức Trọng), năm 2013, bà đã chuyển đổi dần diện tích dâu cũ sang trồng giống dâu S7CB; đầu tư 2 giàn sàng để nuôi tằm với chi phí 7 triệu đồng và là người đầu tiên ở xã Gia Hiệp áp dụng phương pháp nuôi tằm trên sàng. “Trước đây, nuôi tằm bằng nong rất vất vả. Mỗi khi cho ăn phải khiêng xuống, khiêng lên và cách 2 ngày phải thay phân cho tằm một lần. Còn từ khi nuôi tằm trên giàn sàng, từ khi tằm ăn rỗi (tuổi 4) cho đến khi chín và lên né thì mới thay phân, nên đỡ tốn công và việc cho tằm ăn cũng thuận tiện hơn” - bà Nguyễn Thị Lưỡng nói. Với cách nuôi gối đầu, chỉ hơn 1 tháng, gia đình bà Lưỡng nuôi được 4 hộp tằm con và cho ra 2 tạ kén. Hiện, trên thị trường giá kén tằm trên 100.000 đồng/kg thì hàng tháng, gia đình bà Lưỡng cũng có thu nhập trên 20 triệu đồng.
Trong thời gian tới, bà Lưỡng dự tính, nếu dâu nhiều gia đình bà sẽ nuôi (gối đầu) lên 6 hộp tằm/tháng; đồng thời, trồng hơn 200 gốc hồ tiêu xen vào vườn dâu để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Từ trồng dâu nuôi tằm, đến nay, gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng đã có cuộc sống khá lên từng ngày và không còn cảnh nghèo khó phải đi làm thuê, làm mướn như trước đây.
Ông K’Xuyên, nhân viên khuyến nông xã Gia Hiệp, nhận xét: “Là một hộ nuôi tằm lâu năm và nhờ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương; bên cạnh đó, biết học hỏi, áp dụng kỹ thuật mới trong việc nuôi tằm... nên đến nay, kinh tế của gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng đã phát triển khá ổn định”.
Related news
Hà Nội hiện có 1.042 chợ và 417 siêu thị, cửa hàng kinh doanh sản phẩm thịt gia súc, gia cầm. Có 4.194 cơ sở tiêu thụ các sản phẩm gia súc có sử dụng và bảo quản sản phẩm gia súc, gia cầm tươi sống. Song đến nay, chuỗi liên kết tiêu thụ này vẫn còn rất nhiều bất cập.
Tại nhiều nơi chăn nuôi bò sữa của Hà Nội, do các hộ nuôi chưa có sự liên kết với nhau, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, nên việc tiêu thụ sữa tươi gặp rất nhiều khó khăn.
“Nếu không tận mắt, tôi không tưởng tượng được ngành sản xuất sữa ở Việt Nam phát triển với công nghệ cao như vậy”- ông Dmitry Stepanenko - Bộ trưởng Nông nghiệp và Lương thực tỉnh Moscow (Nga) cho biết trong chuyến thăm trang trại Tập đoàn sữa TH ở Nghệ An ngày 21.10.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ông Nguyễn Hải Sơn, thôn Nội Hạc, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã tận dụng mặt nước ao sẵn có của gia đình để nuôi ếch kết hợp với cá mang lại thu nhập cao.