Điện Phong Công Bố Xã Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới

Sáng 10.2, xã Điện Phong (Điện Bàn) tổ chức lễ công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014.
Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Điện Phong đã huy động hơn 54 tỷ đồng tập trung bê tông hóa 54km đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa 11km kênh mương thủy lợi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.
Các cây màu, cây công nghiệp được xã bố trí quy hoạch sản xuất tập trung, luân phiên gối vụ tạo ra nhiều cánh đồng cho thu nhập 90 - 100 triệu đồng/ha/năm.
Tất cả 8 thôn trên địa bàn xã đều có nhà văn hóa, khu tập luyện thể thao, các công trình phục vụ phúc lợi công cộng đều xây dựng khang trang và đạt chuẩn. Đến nay, xã Điện Phong cơ bản xóa được nhà tạm, đời sống người dân từng bước ổn định và phát triển.
Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 96%, thu nhập người dân đạt hơn 23 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4%. Tại buổi lễ, đại diện UBND tỉnh trao tặng xã Điện Phong 500 triệu đồng để xây một công trình phúc lợi vì có thành tích cao trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Loại cá sấu được các cơ sở ở Đồng Nai nuôi đều là cá sấu nước ngọt. Nguồn giống phần lớn được mua từ miền Tây, sau 1,5 - 2 năm nuôi cá sấu đạt 20 - 30 kg/con là xuất chuồng. Có những thời điểm như giữa năm 2014, giá cá sấu lên đến 280 ngàn đồng/kg, song hiện nay đã “hạ nhiệt” xuống còn 210 ngàn đồng/kg. Cá sấu chỉ cần trên 100 ngàn đồng/kg trở lên là đã rất hấp dẫn người nuôi.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, sau 8 tháng nuôi thử nghiệm 2 lồng cá hồng, chim trắng vây vàng, cá dìa bằng công nghệ Đan Mạch, tại hai xã Lộc Bình (Phú Lộc) và Hải Dương (Hương Trà), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã tổng kết mô hình.

Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.

Giữa sóng nước bao la, những ngư dân lão luyện của làng chài Châu Thuận Biển, Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) chỉ cần dăm con tôm gỗ, vài bao nilon đựng bông gòn… là đánh bắt được những con mực lá, mực nang trắng phau, nặng trịch. Kỹ thuật dùng mồi giả để “dụ” cá, mực... là sự đúc kết kinh nghiệm đi biển từ bao đời của ngư dân làng chài trù phú nhất nhì tỉnh.

Anh Nguyễn Mạnh Cường, chủ vựa cá ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc cho biết: Giá cá chốt từ đầu vụ bán cho người làm mắm được 10.000 đồng/kg. Nhưng do nguồn nguyên liệu ứ thừa, nên từ hai tháng nay, không còn người mua để chế biến các loại mắm, đành phải hạ giá xuống còn 7.000 đồng/kg bán làm thức ăn gia súc!