Thoát Nghèo Nhờ Cây Hành

Với diện tích đất sản xuất gần 1.000m2, anh Nguyễn Đức Trọng đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) trước đây chỉ trồng ngô, khoai, hiệu quả kinh tế không cao, chưa kể những năm mất mùa. Gia đình 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào 2 vụ thu hoạch ngô, cuộc sống rất khó khăn. Từ năm 2000, gia đình anh chuyển sang trồng rau, tuy vất vả hơn trồng ngô, khoai nhưng hiệu quả kinh tế bắt đầu khởi sắc dần.
Tận dụng hết diện tích đất trống, mỗi năm gia đình anh Trọng trồng hai vụ rau: vụ đông và vụ hè, trong đó cây trồng chính là hành. Anh tâm sự, thu nhập chủ yếu là từ cây hành nhưng chăm hành rất vất vả. Vụ hè thì trồng giống hành Lai Châu, loại này gia đình anh có thể tự nhân giống trồng tiếp được nên chi phí ban đầu sẽ rẻ hơn, nhưng đến tầm tháng 8 giống hành này không phát triển được.
Vụ này phải chuyển sang mua giống hành hoa đăm, được chuyển từ xuôi lên với giá rất đắt, trung bình mỗi vụ phải gieo từ 3 đến 4kg giống, chi phí từ 2 - 2,5 triệu đồng tiền giống. Mỗi lứa hành từ 2,5 - 3 tháng là được thu hoạch, giá bán trung bình từ 10 đến 13 nghìn đồng/kg, vào thời điểm giao mùa (khoảng tháng 3, tháng 4 và tháng 11) có thể bán được 20 đến 25 nghìn đồng/kg.
Trung bình mỗi vụ, gia đình anh thu hoạch từ 2,5 - 3 tấn hành. Ngoài trồng hành, anh Trọng còn trồng thêm cải đông dư và xà lách. Hai loại rau này cho thu hoạch nhanh hơn, chỉ mất khoảng hơn một tháng, nhưng giá thành lại rất rẻ, có những thời điểm cải đông dư chỉ có giá 2 nghìn đồng/kg, nên anh vẫn tập trung trồng hành là chủ yếu.
Anh Trọng bày tỏ mong muốn được tham gia các lớp tập huấn kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng và chăm sóc rau để hiệu quả sản xuất cao hơn. Bởi hiện nay gia đình anh trồng rau chủ yếu là tự đúc kết kinh nghiệm và học hỏi từ các hộ trồng rau khác.
Mỗi năm tổng thu nhập từ trồng rau của gia đình anh Trọng đạt gần 100 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, anh để vốn đầu tư cho vụ sau, mua sắm các tiện nghi phục vụ cuộc sống gia đình; còn dư anh gửi tiết kiệm làm nguồn “dự phòng”. Hai con gái của anh Trọng cũng được ăn học đàng hoàng, hiện đã có công việc ổn định. Gia đình anh đã vươn lên thành hộ khá giả của xã Thanh Hưng.
Có thể bạn quan tâm

Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.