Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu
Năm 1989, anh Nga xuất ngũ với hai bàn tay trắng. Không có thước đất sản xuất, không có vốn, gia đình anh rơi vào diện nghèo của xã, cuộc sống đầy khó khăn. Năm 2000, anh được Phòng Giao dịch chi nhánh Ngân hàng NNPTNT chi nhánh huyện Thuận Bắc cho vay 10 triệu đồng.
Từ số tiền này, anh mua 8 con cừu về thả nuôi. Vừa học vừa làm, “tay nghề” chăn nuôi của anh lên dần. Mới gầy dựng được vài chục con cừu, anh quyết định bán 6 con và mua 10 con bò. Đến năm 2005, cừu hạ giá chỉ còn từ 150.000 – 200.000 đồng/con, anh lại bán đàn bò mua đàn cừu.
Chỉ 2 năm sau, anh ga đã có tổng đàn gần 700 con cừu, số lượng lớn nhất Bắc Phong. Ngân hàng tiếp tục cho anh vay thêm vốn để mở rộng trang trại. Nhờ cần cù chăm chỉ, càng nuôi, càng trúng, anh trả hết nợ ngân hàng, mua được 5ha đất trồng rừng, mua 6 sào ruộng trồng lúa, xây dựng được ngôi nhà, mua xe ô tô tải để vận chuyển hàng hóa, và quan trọng nhất là nuôi 4 đứa con học tập thành đạt.
Bình quân, mỗi năm anh xuất chuồng từ 350 – 400 con cừu thịt, giá trung bình 1,5 triệu đồng/con, trừ chi phí mỗi năm, anh lãi trên 250 triệu đồng. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, anh đã xuất bán trên 200 con cừu, lãi trên 200 triệu đồng.
Ông Đặng Thu – Giám đốc Phòng Giao dịch chi nhánh Ngân hàng NNPTNT huyện Thuận Bắc chia sẻ, từ 10 triệu đồng của ngân hàng, một nguồn vốn chẳng nhiều nhặn gì, nhưng nhờ đầu tư đúng hướng, gia đình anh Nga đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, trả nợ đúng hạn, có nguồn vốn để tích lũy. “Ngân hàng luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi tiếp cận vay vốn.
Ngân hàng đưa vốn đến tận tay nông dân năng động, tích cực làm ăn. Vì vậy, tính đến 30.6.2015, tổng dư nợ của Phòng Giao dịch đã trên 71 tỷ đồng” – ông Thu cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Dự trữ lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu cuộc sống trong trường hợp bị chia cắt, cô lập là một trong các giải pháp phòng, chống được coi trọng trong ứng phó hiệu quả mưa bão. Hàng hóa được chọn để dự trữ là các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Với giá bán dao động ở mức 10.000 – 20.000 đồng/kg cau cành tươi, cao gấp 6 – 12 lần so với năm 2013, 2014 nên người trồng cau và các cơ sở sơ chế rất phấn khởi. Nhưng để niềm vui này được trọn vẹn, chính quyền các địa phương đã khuyến khích người dân không nên phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng để chạy theo cây cau.
Ban chỉ đạo Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh vừa tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào này giai đoạn 2012-2015 với sự tham gia của hơn 150 đại biểu nông dân của tỉnh, nhằm biểu dương những thành tích xuất sắc của phong trào trong thời gian qua.
Kết thúc vụ cá chính (từ 1.4 đến 30.9), ngư dân trong tỉnh phấn khởi vì sản lượng đánh bắt cũng như giá bán tăng cao. Niềm vui "trúng mùa, được giá" là động lực để ngư dân trong tỉnh tiếp tục vươn khơi.
Hỗ trợ phát triển sản xuất là một trong những hợp phần quan trọng của Chương trình 135 trong việc nâng cao mức sống, giúp các hộ nghèo, cận nghèo các vùng đặc biệt khó khăn thoát nghèo bền vững.