Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu

Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu
Publish date: Monday. September 14th, 2015

Năm 1989, anh Nga xuất ngũ với hai bàn tay trắng. Không có thước đất sản xuất, không có vốn, gia đình anh rơi vào diện nghèo của xã, cuộc sống đầy khó khăn. Năm 2000, anh được Phòng Giao dịch chi nhánh Ngân hàng NNPTNT chi nhánh huyện Thuận Bắc cho vay 10 triệu đồng.

Từ số tiền này, anh mua 8 con cừu về thả nuôi. Vừa học vừa làm, “tay nghề” chăn nuôi của anh lên dần. Mới gầy dựng được vài chục con cừu, anh quyết định bán 6 con và mua 10 con bò. Đến năm 2005, cừu hạ giá chỉ còn từ 150.000 – 200.000 đồng/con, anh lại bán đàn bò mua đàn cừu.

Chỉ 2 năm sau, anh ga đã có tổng đàn gần 700 con cừu, số lượng lớn nhất Bắc Phong. Ngân hàng tiếp tục cho anh vay thêm vốn để mở rộng trang trại. Nhờ cần cù chăm chỉ,  càng nuôi, càng trúng, anh trả hết nợ ngân hàng, mua được 5ha đất trồng rừng, mua 6 sào ruộng trồng lúa, xây dựng được ngôi nhà, mua xe ô tô tải để vận chuyển hàng hóa, và quan trọng nhất là nuôi 4 đứa con học tập thành đạt.

Bình quân, mỗi năm anh xuất chuồng từ 350 – 400 con cừu thịt, giá trung bình 1,5 triệu đồng/con, trừ chi phí mỗi năm, anh lãi trên 250 triệu đồng. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, anh đã xuất bán trên 200 con cừu, lãi trên 200 triệu đồng.

Ông Đặng Thu – Giám đốc Phòng Giao dịch chi nhánh Ngân hàng NNPTNT huyện Thuận Bắc chia sẻ, từ 10 triệu đồng của ngân hàng, một nguồn vốn chẳng nhiều nhặn gì, nhưng nhờ đầu tư đúng hướng, gia đình anh Nga đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, trả nợ đúng hạn, có nguồn vốn để tích lũy. “Ngân hàng luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi tiếp cận vay vốn.

Ngân hàng đưa vốn đến tận tay nông dân năng động, tích cực làm ăn. Vì vậy, tính đến 30.6.2015, tổng dư nợ của Phòng Giao dịch đã trên 71 tỷ đồng” – ông Thu cho biết.


Related news

Nuôi Thủy Sản Còn Nhiều Rủi Ro Nuôi Thủy Sản Còn Nhiều Rủi Ro

Tuy diện tích tăng hàng năm không nhiều, nhưng sản lượng thì tăng khá nhanh, do được đầu tư sản xuất theo hình thức thâm canh, bán thâm canh theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với việc hình thành các vùng nuôi tập trung với các đối tượng như: cá tra, cá trê lai, rô đồng, thát lát…

Friday. August 15th, 2014
Cơ Sở Nuôi Cá Tra Trong Ao Điều Kiện Bảo Đảm Vệ Sinh Thú Y, Bảo Vệ Môi Trường Và An Toàn Thực Phẩm Cơ Sở Nuôi Cá Tra Trong Ao Điều Kiện Bảo Đảm Vệ Sinh Thú Y, Bảo Vệ Môi Trường Và An Toàn Thực Phẩm

Theo đó, Quy chuẩn quy định những điều kiện về địa điểm nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất thải; lao động kỹ thuật của cơ sở nuôi thâm canh cá Tra trong ao (cơ sở nuôi) để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Friday. August 15th, 2014
Tái Tạo Nguồn Lợi Sò Điệp Quạt Tái Tạo Nguồn Lợi Sò Điệp Quạt

Sò điệp quạt là đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn lợi trong tự nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 đã liên kết với doanh nghiệp và ngư dân thực hiện dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò điệp quạt” nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản này.

Friday. August 15th, 2014
Thị Trường Sò Huyết Giá Cao Thị Trường Sò Huyết Giá Cao

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc.

Friday. August 15th, 2014
Anh Đỗ Văn Ngàn Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản Anh Đỗ Văn Ngàn Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản

Dự án “Ngọt hóa Gò Công” giúp cho xã Gia Thuận phát triển các loại cây trồng mà nhiều mô hình chăn nuôi cũng được mở ra, từng bước đưa đời sống bà con nhân dân nơi đây đi vào ổn định.

Friday. August 15th, 2014