Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thiếu trầm trọng cây giống sạch bệnh

Thiếu trầm trọng cây giống sạch bệnh
Ngày đăng: 27/09/2015

Thách thức nhiều hơn triển vọng

Theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc TTKNQG, vùng ĐBSCL hiện có gần 300.000ha cây ăn trái các loại, sản lượng khoảng 3,5 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 38% về diện tích và 44% về sản lượng của cả nước.

Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 150%  so với năm 2013, đạt giá trị cao nhất từ trước đến nay.

Hiện tại, trái cây Việt Nam đã xuất khẩu sang  hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thanh long là loại trái cây xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch. Riêng 7 tháng đầu năm 2015, vùng ĐBSCL đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trên 160.000 tấn trái cây đặc sản, giá trị xuất khẩu đạt 1,001 tỷ USD.

Dự báo năm 2015, tổng nhu cầu nhập khẩu trái cây của thế giới sẽ vào khoảng 3,6 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 2,6 triệu tấn là trái cây từ khu vực các nước nhiệt đới.

TS Phan Huy Thông trao đổi với nông dân bên ngoài hành lang hội nghị.

Với những yếu tố trên, trái cây ở ĐBSCL đứng trước cơ hội lớn để gia nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu lớn được mở rộng kéo theo diện tích sản xuất cây ăn quả vùng ĐBSCL tăng lên khó kiểm soát. Các loại dịch hại xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều loại dịch hại nguy hiểm.

Đến hết tháng 8.2015 nhiều diện tích cây ăn trái nhiễm sâu, bệnh rất nặng, chủ yếu là bệnh đốm nâu gây hại 8.697ha thanh long tại các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang; bệnh chổi rồng hại 13.225ha, nhiễm nặng tại Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh; bệnh greening gây hại cục bộ trên 4.673ha cây có múi, nhiễm nặng tại các tỉnh Hậu Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ.

Phòng vẫn hơn chống

TS Võ Mai - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho rằng trong, 7 tháng đầu năm 2015 giá trị xuất khẩu trái cây đạt trên 1 tỷ USD là một bước tiến bộ, tuy nhiên so với mặt bằng chung thì chưa xứng tầm. Thực tế ngành trái cây trong thời gian qua là doanh nghiệp chưa liên kết chặt với nông dân trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ.

Bài toán cần giải trong thời gian tới là các địa phương cần tổ chức nông dân sản xuất cây ăn trái lại thành tổ hợp tác, HTX để sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và phải có sự gắn kết chặt của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm, phải rút ngắn giai đoạn giữa sản xuất và tiêu thụ, loại hẳn trung gian thương lái.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hòa - Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam đưa ra giải pháp phòng trừ trên cây có múi là loại bỏ cây bệnh, sử dụng giống cây sạch bệnh, biện pháp sử dụng thuốc BVTV để diệt trừ trung gian truyền bệnh mang lại hiệu quả gián tiếp tránh nhiễm.

Ngoài ra, chiến lược phòng trừ mới là trồng xen cây trồng khác, dinh dưỡng hợp lý kéo theo tuổi thọ cây có múi, thay đổi thời vụ trồng, trồng thưa, xử lý thuốc trừ sâu lưu dẫn trên cây giống sạch bệnh trước khi trồng.

Theo các chuyên gia, những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong phòng chống dịch bệnh vàng lá greening trên cây có múi trong thời gian qua là thiếu trầm trọng nguồn giống cây sạch bệnh.

Hệ thống sản xuất và cung ứng giống cây sạch bệnh chưa được tổ chức và hoạt động hiệu quả do nguồn vốn xây dựng hạ tầng cơ sở cao, tăng giá thành sản xuất, cây giống trôi nổi, không sạch bệnh bày bán tràn lan trên thị trường đã áp đảo giống sạch bệnh mà nhà nước chưa có chính sách đồng bộ quản lý.

Kiến thức phòng trị của nông dân còn thấp, tự phát. Nông dân chưa mạnh dạn đốn bỏ cây bệnh trước khi trồng lại cây sạch bệnh. Chưa nhận thức rõ tác hại của rầy chổng cánh nên việc áp dụng các biện pháp phòng trừ kém...

Đối với một số cây chủ lực, Bộ NNPTNT đã ban hành quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn thay thế quy trình tạm thời; Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long thay thế quy trình tạm thời đến nay diện tích nhiễm bệnh nặng đã giảm rõ rệt.


Có thể bạn quan tâm

Bắc Mê phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi Bắc Mê phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi

“Nhất nước, nhì phân...”, xác định vai trò quan trọng của việc cung cấp nguồn nước để chủ động sản xuất mùa vụ; những năm qua, huyện Bắc Mê đã tăng cường công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư; đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, chống hạn và tăng năng suất cho cây trồng.

12/05/2015
Chú trọng vai trò các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình Chú trọng vai trò các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở huyện Quang Bình; kinh tế tập thể và nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện, cấp ủy, chính quyền huyện đang tích cực vận dụng các chính sách để hỗ trợ khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất của các HTX sao có thể khai thác được nhiều tiềm năng, thế mạnh, góp phần vào phát triển KT – XH, XĐGN, ở địa phương.

12/05/2015
Nhiều khả năng thiếu nguồn cung cho xuất khẩu thủy sản Nhiều khả năng thiếu nguồn cung cho xuất khẩu thủy sản

Hiện nay diện tích thả nuôi các mặt hàng thủy sản đang có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm.

12/05/2015
Bán 15 tấn hải sản, chỉ được trả tiền 10 tấn Bán 15 tấn hải sản, chỉ được trả tiền 10 tấn

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi) về tình trạng ngư dân bị “đầu nậu” ép giá, “trừ hao” trọng lượng. Nguyên nhân chính yếu là do Lý Sơn chưa phát triển được dịch vụ hậu cần nghề cá, chưa có doanh nghiệp nào uy tín đứng ra thu mua hải sản cho ngư dân.

12/05/2015
Ngư dân U Minh phấn khởi với nghề câu mực ốc Ngư dân U Minh phấn khởi với nghề câu mực ốc

Hiện nay, nhiều ngư dân trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã chuyển sang nghề câu mực ốc thay cho nghề kéo lưới, câu mực truyền thống trước đây. Đây là một nghề khai thác mực vừa mới được ngư dân tỉnh Kiên Giang chuyển giao phương tiện và kỹ thuật khai thác, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao nên ngư dân hết sức phấn khởi.

12/05/2015