Thiếu nước, người dân trồng mì bội thu

Đã trở thành thông lệ, cứ vào thời điểm cuối tháng 8 âm lịch hàng năm là mực nước trong hồ thủy lợi Dầu Tiếng đã tích đủ lượng nước, đạt cao trình thiết kế cos 24,4 mét.
Thu hoạch khoai mì trên đất bán ngập trong hồ Dầu Tiếng.
Thế những vào thời điểm này (23.9 âm lịch) mực nước trong hồ mới đạt ở mức hơn 22 mét, thấp hơn cùng kỳ các năm trước hơn 2 mét nước đứng, tương đương gần 500 triệu m3 nước.
Vì vậy, hàng ngàn ha đất bán ngập đến nay vẫn không bị ngập nước.
Những người dân canh tác cây khoai mì trên diện tích bán ngập canh chừng nước hồ dâng lên đến đâu thì thu hoạch khoai mì tới đó, nhờ đó khoai mì trên đất bán ngập cho năng suất từ 45 - 50 tấn/ha.
Ngoài ra, cây khoai mì thay vì bỏ như mọi năm, năm nay được nông dân thu gom bán làm cây giống với giá 20.000 đồng/ bó, 1 ha cho thu nhập thêm từ 5 đến 6 triệu đồng.
Có diện tích mì được thương lái mua với giá 120 triệu đồng/ha, giá cao chưa từng có từ trước tới nay.
Ngược lại, cũng do thiếu hụt lượng nước nên lượng thủy sản trong hồ cũng giảm sút đáng kể, nhất là vào thời điểm này, nhiều loại cá tép vào mùa sinh sản, nhưng địa điểm sinh sản quen thuộc không có, người dân hành nghề đánh bắt thủy sản trong hồ thất thu, nhiều người phải gác ngư cụ tìm việc khác mưu sinh.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Đông Xuân 2014-2015, tỉnh Kon Tum có trên 7.000 ha lúa nước và khoảng 5.000 ha cà phê, rau màu các loại. Diện tích gieo trồng trên đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trầm trọng khi mà lượng nước dự trữ không còn nhiều, trời thì gay gắt nắng, không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy mùa mưa sẽ đến sớm.

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đó là khi môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại được xem là vấn đề cấp bách hiện nay, nó không chỉ là đòn bẩy hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường kinh doanh mà còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các hộ tham gia dự án còn được hỗ trợ 2 triệu đồng để làm chuồng trại và trồng cỏ chăn nuôi. Trong quá trình thực hiện dự án, người chăn nuôi được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cỏ; cách làm chuồng trại, kỹ thuật chọn con giống, chăm sóc và phối giống cho bò... Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông, thú y xã thường xuyên tuyên truyền, giúp người dân tiêm phòng và phòng, chống đói rét cho đàn bò.

Huyện Mèo Vạc bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), trong điều kiện không ít khó khăn. Trong đó, hạ tầng kinh tế, nguồn nội lực của các xã còn yếu là trở ngại lớn trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Song, với sự tập trung lãnh, chỉ đạo từ huyện đến cơ sở; các địa phương trong xã đã tìm được những giải pháp thực hiện hiệu quả, từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả bước đầu, tạo nền tảng cho chặng đường xây dựng tiếp theo.

Thực hiện hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT về cơ cấu giống và thời vụ, ngay từ khi triển khai thực hiện việc gieo trồng các loại cây trồng vụ Đông – xuân, các huyện, thành phố đã khẩn trương kịp thời đôn đốc bà con nông dân tích cực làm đất và gieo trồng các loại cây trồng kịp thời vụ.