Thiếu Hụt Nguồn Cung Tôm Sú Tại Nhật Bản
Trong tháng 4, dịch bệnh trên tôm tại Việt Nam làm giảm sản lượng xuất khẩu, gây ra sự thiếu hụt cục bộ tôm sú và đẩy giá sản phẩm này lên cao trên thị trường Nhật Bản, thị trường tiêu thụ tôm sú lớn nhất thế giới.
Tôm chết hàng loạt tại các khu vực bờ biển của đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh đốm trắng trở thành vấn đề dịch bệnh gây quan ngại chủ yếu cho ngành nuôi tôm Việt Nam trong nhiều năm qua. Dịch bệnh gây thiệt hại cho sản xuất tôm sú ước đạt khoảng 30% trong tổng 320 ngàn tấn hàng năm tại Việt Nam. Tổng sản lượng tôm sú toàn cầu ước đạt 720 ngàn tấn và năm 2009, Việt Nam chiếm 40% sản lượng tôm sú toàn cầu. Hiện nông dân nuôi tôm đã bắt đầu nuôi thả trở lại nhưng sinh trưởng tôm từ con giống đến khi thu hoạch mất khoảng 5 tháng.
Năm 2010, sản lượng xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 900 triệu USD, tăng 19% so với năm 2009. Việt Nam đã được hưởng thuế 0% khi xuất khẩu tôm sang Nhật bản nhờ Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản ký kết vào năm 2008 và có hiệu lực từ năm 2009. Mức thuế giảm từ 10 – 15% đối với các mặt hàng tôm và tôm hùm xuống 0%, giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam thế chỗ Indonesia, trở thành nhà cung cấp tôm số 1 cho thị trường Nhật Bản. Indonesia và Thái Lan cũng được xuất khẩu tôm sang Nhật Bản với mức thuế 0%.
Giá tôm sú nguyên đầu, bỏ vỏ cỡ 16/20 con/kg đã tăng 15% đến tháng 7 so với cùng kỳ năm 2010, lên mức 15 USD/kg. Các siêu thị đồng loạt tăng giá với cùng mức tăng giá nhập khẩu, chuyển gánh nặng tăng giá sang người tiêu dùng. Giá thường giảm trong tháng 5, mùa vụ thu hoạch rộ, nhưng năm 2011, diễn biến hoàn toàn trái ngược. Giá tôm từ Indonesia cũng tăng 17%, lên mức 15,8 USD/kg đối với loại tôm sú cỡ 16/20 con/kg, từ mức giá 10 – 12 USD/kg trong năm 2009. Năm 2010, sự cố tràn dầu làm ảnh hưởng đến vụ tôm trên vịnh Mexico của Mỹ và tôm sú trở thành mặt hàng thay thế, đã đẩy giá tăng lên mức 15 USD/kg, tạo lập mặt bằng giá mới trên thị trường.
Ngoài ra, Nhật Bản quy định kiểm tra 2 loại hoá chất trifluralin và enrofloxacin đối với 100% sản phẩm từ Việt Nam cũng là một yếu tố làm tăng giá tôm từ Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản đề ra quy định này, có hiệu lực từ 9/6, sau khi liên tiếp phát hiện dư lượng kháng sinh vượt quy chuẩn Nhật Bản. Trifluralin được sử dụng rộng rãi, trừ bị cấm tại châu Âu, nhưng vẫn được sử dụng tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Tháng 4/2010, Việt Nam đã cấm sử dụng chất này trong nuôi trồng thuỷ sản nhưng việc triển khai vẫn rải rác và dư lượng kháng sinh vẫn tồn tại trong đất trong nhiều tháng.
Tôm sú là loại tôm được sử dụng rộng rãi thứ 2 tại Nhật Bản, sau tôm thẻ chân trắng. Năm 2010, Nhật Bản đã nhập khẩu 49 ngàn tấn tôm sú và 55 ngàn tấn tôm thẻ chân trắng, trừ các sản phẩm chế biến. Sản xuất tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh tại tất cả các nước Đông Nam Á do những lo ngại về dịch bệnh trên tôm sú.
Các nông dân nuôi tôm cho biết tôm thẻ chân trắng tăng trưởng nhanh hơn, ít bệnh hơn, nhưng lợi nhuận kinh tế từ tôm sú có thể cao hơn nhiều. Thái Lan là nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng hàng đầu thế giới. Giá bán buôn tôm thẻ chân trắng từ Thái Lan cỡ 30 – 40 con/kg tăng từ mức 8 USD/kg trong năm 2010 lên mức 9,1 USD/kg trong năm 2011 do lũ lụt trong tháng 4 tại Thái Lan làm giảm sản lượng. Tuy vậy, giá có thể giảm trong tháng 8 khi nông dân nuôi tôm Thái Lan thu hoạch và đẩy mạnh nguồn cung trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Bình Đại có diện tích vườn dừa khá lớn của tỉnh Bến Tre, với hơn 5.991ha, trong đó diện tích cho trái chiếm 5.234ha, sản lượng thu hoạch hàng năm ước đạt 50 triệu trái.
Do diễn biến bất thường của thời tiết nên năm nay mưa nhiều, cây trồng có nơi bị ngập úng, ở một số vùng trồng cam canh, bưởi diễn của Hà Nội đã ít nhiều bị ảnh hưởng.
Trong khi thanh long trái vụ đang được nông dân bán với giá từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg, thì tại xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), một số người dân chỉ bán được 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh đốm trắng đang gia tăng trên hầu hết diện tích thanh long của họ...
Nông dân Bình Thuận đang phát triển mô hình trồng đậu phộng dại thay thế rơm rạ phủ vườn thanh long. Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 - 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.
Nông dân trồng vú sữa ở Tiền Giang, đang bước vào vụ thu hoạch vú sữa nâu sớm với niềm vui bán được giá cao, thị trường tiêu thụ rộng mở và người tiêu dùng ưa chuộng. Theo chị Ngô Thị Nhu, chủ vựa trái cây Dũng Nhu ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim, huyện Châu Thành cho biết: Vú sữa nâu được bán ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim với giá khoảng 420.000 đồng/chục (14 trái). Do vú sữa đầu mùa xuất hiện ít, nên phương thức mua bán được tính theo trái chứ không theo chục như chính vụ, tương đương 30.000 đồng/trái (loại trên 400 gam/trái). Giá này cao hơn chính vụ từ 8 đến 10 lần. Với mức giá trên, nhà vườn trồng vú sữa nâu thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng/ha.